Hệ thống nhân sự của Chương trình OCOP được tổ chức như thế nào?

NDO - Hệ thống tổ chức nhân sự của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được tổ chức theo 4 cấp cụ thể.
0:00 / 0:00
0:00
Rượu mơ Sa Pa, tỉnh Lào Cai, sản phẩm OCOP 3 sao. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)
Rượu mơ Sa Pa, tỉnh Lào Cai, sản phẩm OCOP 3 sao. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Hệ thống nhân sự của Chương trình OCOP được tổ chức như thế nào? (Văn Uyên My, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)

Hệ thống tổ chức nhân sự của Chương trình OCOP được tổ chức theo từng cấp:

- Cấp trung ương:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Cơ quan thường trực: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

+ Ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng tư vấn Chương trình OCOP để hỗ trợ các địa phương đánh giá, xếp hạng sản phẩm; tư vấn xây dựng thương hiệu quốc gia sản phẩm OCOP; giám sát chất lượng sản phẩm OCOP; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình OCOP.

- Cấp tỉnh:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh.

+ Thành lập hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh và huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên, do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

- Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng kinh tế của huyện.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP, cán bộ phụ trách nông thôn mới kiêm phụ trách Chương trình OCOP.