Các địa phương cần lưu ý điều gì để triển khai thành công chu trình OCOP?

NDO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai chu trình OCOP một cách phù hợp, hiệu quả.
0:00 / 0:00
0:00
Tỏi đen là một trong những sản phẩm OCOP của Hà Nội. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)
Tỏi đen là một trong những sản phẩm OCOP của Hà Nội. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Các địa phương cần lưu ý điều gì để triển khai thành công chu trình OCOP? (Trần Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)

Với mục tiêu hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai chu trình OCOP một cách phù hợp, hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 6384/BNN-VPĐP vào ngày 15/9/2020. Theo đó, cần lưu ý những điểm sau:

- Hướng dẫn các địa phương triển khai chu trình OCOP gắn với trách nhiệm của từng cấp (từ cấp xã đến cấp tỉnh).

- Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc biệt là sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, các địa phương làm rõ nội dung, triển khai phù hợp và hiệu quả gắn với trách nhiệm của các cấp trong hỗ trợ các chủ thể.

- Xác định rõ những nội dung tập trung ưu tiên đối với hai nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm:

+ Các sản phẩm tiềm năng: Ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương; tập trung hỗ trợ hình thành các phương án kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; phải có sự tham gia của cấp xã, cấp huyện để hỗ trợ từ khi hình thành ý tưởng, xây dựng và triển khai phương án kinh doanh, hỗ trợ chủ thể tiếp cận tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề... để các chủ thể nâng cao năng lực, phát triển sản phẩm OCOP.

+ Các sản phẩm OCOP đã hình thành và sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng OCOP: Tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ thể phát triển thị trường, kênh phân phối sản phẩm OCOP.