Sự kiện này khiến nhớ ngày 24/2/2016, Bộ Ngoại giao Thailand cho rằng, Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016 của AI “không phản ánh các tiến triển tích cực xuất phát từ nỗ lực thực sự của Chính phủ Thailand để cải thiện nhân quyền”, “phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thailand đang đối mặt, đó là nhu cầu phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn”!
Nhìn rộng ra thì không chỉ với Thailand, mà nhiều năm nay hoạt động của AI luôn bị dư luận thế giới phê phán vì thiên vị về lựa chọn, về các vấn đề liên quan chính trị. Với Việt Nam, chưa một lần AI quan tâm các thành tựu nhân quyền Việt Nam đã đạt được, mà chỉ săm soi, vu cáo, bịa đặt, cố bao che một số người vi phạm pháp luật đã bị xét xử, tuyên phạt án tù. Điển hình gần đây là vào lúc làn sóng thứ tư đại dịch Covid-19 xảy ra tại Việt Nam, trong khi Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam nỗ lực hết mình để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ tính mạng con người, thì AI lại liên tục bịa đặt, vu khống rất xằng bậy. AI xưng xưng xuyên tạc vai trò của quân đội giúp đỡ, cứu trợ nhân dân là “cản trở nhiều người bị tổn thương”, thậm chí trơ tráo tuyên bố: “AI nhận được báo cáo từ các nguồn đáng tin cậy rằng vô số người gần như không nhận được nguồn lương thực hỗ trợ”! Không chỉ có vậy, AI còn đứng ra bảo vệ một số cá nhân có hành vi cố tình đưa tin sai sự thật về dịch bệnh lên mạng xã hội, vi phạm các quy định phòng, chống dịch bệnh, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, chống người thi hành công vụ,… và đã bị cơ quan chức năng xử phạt.
Thử hỏi với việc bịa đặt, xuyên tạc để tùy tiện can thiệp thô bạo công việc nội bộ và không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia trong thực thi pháp luật,… liệu AI có xứng đáng với điều họ rêu rao rằng mục đích là bảo vệ quyền con người theo các nội dung được Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền nêu ra? Chắc chắn câu trả lời là “Không”. Bởi, nếu thật sự quan tâm đến nhân quyền, AI đã biết tôn trọng, tuân thủ khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền xác định: “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác và đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”, tức là việc thực thi nhân quyền ở các quốc gia luôn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy xét đến cùng, nhân quyền chỉ là “nhãn hiệu” AI tự gắn lên tổ chức này, rồi dựa vào đó để thực thi cái xấu, can thiệp vào công việc của các quốc gia nhằm phục vụ cho mưu đồ đen tối.