Mô hình bền vững để dược liệu trở thành kinh tế mũi nhọn của các địa phương chính là cần phải có sự kết hợp của 3 nhà gồm nhà nông-chính quyền-doanh nghiệp, vừa giúp người dân bảo đảm đầu ra nguyên liệu, vừa giúp doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn với quy trình trồng trọt được quản lý nghiêm ngặt
Cây cát cánh nằm trong danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành, là cơ sở cho các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn loài, nhóm loài phù hợp để phát triển dược liệu.
Cuộc sống dù còn bề bộn khó khăn, song với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên, đồng bào dân tộc Lào Thưng cùng cư dân bản địa đã dệt nên cuộc sống đoàn kết, ấm no, đủ đầy nơi biên cương của Tổ quốc.
NDO - Những ngày gần đây, đồng bào Chăm nói riêng và người dân tỉnh Ninh Thuận rất phấn khởi với thông tin về sự kiện di sản Nghệ thuật làm gốm của đồng bào Chăm ở làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Ðể mở đường lớn cho Tây Nguyên hướng về tương lai, ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 23-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", nghị quyết đã tạo ra cơ hội mới cho vùng đất nhiều tiềm năng này.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nghệ nhân có vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Theo thời gian, trong xu thế hội nhập, di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer có sự mai một, biến đổi, giao thoa; rất cần sự chung sức đồng lòng của Nhà nước và người dân để tiếp tục được giữ gìn, tỏa sáng.
Với tầm nhìn chiến lược, ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn.
Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với gần 600 nghìn héc-ta cà-phê, sản lượng bình quân đạt 1,3 triệu tấn hằng năm; 72 nghìn héc-ta hồ tiêu sản lượng mỗi năm đạt từ 121 nghìn tấn; cao su, điều, rau, hoa cũng phát triển mạnh. GDP bình quân đầu người xấp xỉ 40 triệu đồng…
Văn hóa Tây Nguyên hôm nay đã đậm in những gam màu thơm hương tươi sắc từ nhiều miền quê, từ nhiều tộc người góp mặt. Cái đẹp của văn hóa đã tạo nên sự xích lại gần nhau của các cộng đồng cư dân. Phát huy bản sắc các vùng miền, các tộc người đã tạo nên những sinh khí, những cố kết, những nền tảng nhân văn vững bền trên quê hương mới.
Tây Nguyên, nơi ấy mạch nguồn chảy mãi, dòng chảy của truyền thống anh hùng, của nghĩa tình keo sơn trong nghĩa đồng bào Tổ quốc, của một lòng sắt son với Đảng, với Bác Hồ kính yêu.
47 năm sau nước nhà thống nhất, 36 năm thực hiện công cuộc Đổi mới và 20 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên, miền đại ngàn hùng vĩ phía tây Tổ quốc đã gặt hái được những thành tựu vô cùng to lớn.
Những chương trình, dự án hỗ trợ kinh tế-xã hội đang triển khai không chỉ mang lại những đổi thay rõ rệt, nâng cao mức sống của người dân mà còn tạo sức bật, động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ở vùng Tây Nguyên, giá cà-phê và các loại cây công nghiệp đang biến động theo chiều hướng tốt lên, điều đó đồng nghĩa với việc giá trị đất canh tác nông nghiệp cũng tăng lên từng ngày.
Tín dụng chính sách đã tạo ra hiệu quả rộng khắp trong giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
52 năm trước, hàng trăm gia đình dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè đã rời quê đến định cư gần biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), cùng cộng đồng người H’Mông, người Dao,… xây dựng bản mới ấm no, chung sức bảo vệ mốc giới vẹn toàn, bình yên.
Trong những năm qua, nhiều xã vùng cao ở các tỉnh miền núi phía bắc đã phấn đấu về đích nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn vùng cao nhờ đó có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên.
Đến hết tháng 6/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Yên Bái đã giải ngân cho 13.663 hộ nghèo và đối tượng chính sách với tổng số tiền 668 tỷ đồng.
Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang có thế mạnh về đất đai, khí hậu, từ lâu đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp đặc trưng, với những sản phẩm đa dạng, phong phú cho nên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp.
Ở xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, thổ cẩm là một trong những sản phẩm mang sắc thái văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông, song cũng chính người dân nơi đây đang lo lắng về sự mai một của nghề dệt thổ cẩm.
Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ gồm năm tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Với hơn 5 triệu người, phên dậu phía tây Tổ quốc là ngôi nhà chung của 47 dân tộc anh em cùng cư trú.
Nhờ sự vào cuộc trách nhiệm, tinh thần làm việc sát cơ sở, gần dân của cán bộ dân vận, khuyến nông, mấy năm gần đây, nhiều gia đình dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên đã thoát nghèo bền vững.
Đề án “Phát triển bền vững mắc-ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” xác định phát triển mắc-ca tập trung tại các tỉnh khu vực Tây Bắc (chủ yếu tại Điện Biên, Lai Châu) và vùng Tây Nguyên…
Nắm bắt xu thế chuyển đổi số trong nông nghiệp, những năm gần đây, các tỉnh tại Tây Nguyên từng bước tiếp cận phù hợp, tạo đột phá để đưa nền nông nghiệp phát triển nhanh, hiện đại và bền vững.