Dao

Dao
  • Tên gọi khác: Về tộc danh: Kềm Miền, Kiềm Miền, Kìm Mùn, Kìm Mần, Bièo Mùn, Liào Mần, Dù Miền, Dìu Miền, Yìu Miền... Ngoài ra, trước kia, họ còn được gọi là Động, Xá, Mán... Các nhóm dân tộc Dao: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).

  • Ngôn ngữ: Thuộc hệ Hmông-Dao.

  • Cư trú: Hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.

  • Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX.

Người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí may, thêu trang phục truyền thống.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y

Nằm dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 1 và 2, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là nơi sinh sống bao đời nay của cộng đồng người Dao Thanh Y. Ðặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có; trong đó, Cháy thui sấy (cháy sấy) là nghi lễ cấp sắc, đặt tên, tập quán xã hội đặc sắc được người Dao bảo tồn và gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Độc đáo trang phục truyền thống của người Dao Đỏ

Độc đáo trang phục truyền thống của người Dao Đỏ

Trong số trang phục truyền thống của các nhánh dân tộc Dao, trang phục của người Dao Đỏ được chú ý đến nhiều nhất bởi sự cầu kỳ và màu đỏ rực rỡ. Cũng như các nhánh dân tộc Dao khác, trang phục truyền thống của người Dao Đỏ thường được phụ nữ tự làm.
Đồng bào Dao Tiền bảo tồn nghề in hoa văn bằng sáp ong

Đồng bào Dao Tiền bảo tồn nghề in hoa văn bằng sáp ong

Cách thị trấn Nguyên Bình 20km, xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) với gần 40 hộ dân nằm biệt lập trong một thung lũng nhỏ xanh mát, không khí trong lành. Một trong những nét văn hóa đặc sắc ở Hoài Khao đó chính là nghề thêu và in hoa văn bằng sáp ong được lưu truyền qua nhiều thế hệ, vẫn tiếp tục được gìn giữ đến hôm nay.
Bà con thực hiện công đoạn thái lá thuốc trước khi chế biến

Cộng đồng Dao đỏ nỗ lực xóa đói giảm nghèo từ bài thuốc cổ truyền

Xã Phan Thanh nằm ở phía tây của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Cách trung tâm huyện 32km, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh đẹp như đồng cỏ Nà Mùng, Tổng Sơ, đồi cỏ Lũng Chủ, và rừng thông. Song từ nhiều đời nay, đời sống của bà con xã Phan Thanh dựa hoàn toàn vào làm nông nghiệp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Ngày hội hái lê xã Giang Ma lần thứ I năm 2024 tổ chức vào ngày 22/6. (Ảnh: Huyện ủy Tam Đường)

Vị ngọt Giang Ma

“Ngày hội hái lê xã Giang Ma” là sự kiện văn hóa, du lịch lần đầu tiên được tổ chức tại Lai Châu nhằm giới thiệu về nông sản sạch Lai Châu và tạo cơ hội cho những người trồng lê ở Giang Ma nói riêng, huyện Tam Đường nói chung được giao lưu, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trồng, chăm sóc một sản vật do thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho mảnh đất này.
Lãnh đạo huyện Đầm Hà tặng hoa chúc mừng tại lễ khai mạc Chào hè miền Sán cố xã Quảng An.

Rực rỡ sắc màu Chào hè miền Sán cố Quảng An

Ngày 28/4, tại khu vực thác Bạch Vân, thôn Tầm Làng, đã chính thức diễn ra Chương trình chào hè miền Sán cố xã Quảng An với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao đặc sắc mang đậm truyền thống của đồng bào thiểu số vùng cao huyện Đầm Hà.
Gia đình anh Chìu Quay Chầu ở thôn Kéo Chản, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu chuẩn bị cho mâm cơm cúng đón Tết sớm.

Tết sớm của người Dao ở Bình Liêu

Tết của dân tộc Dao Thanh Y và Thanh Phán ở huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra sớm hơn với Tết của đồng bào các dân tộc khác trên địa bàn. Từ rất lâu, bà con người Dao ở trên địa bàn huyện đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết, cách Tết Nguyên đán truyền thống khoảng nửa tháng. Đây là một phong tục, một nét văn hóa đặc sắc, độc đáo riêng được đồng bào Dao trên địa bàn huyện gìn giữ và bảo tồn đến ngày nay.
Trưởng bản – Bí thư chi bộ của bản Mán Tiển Lý Chin Phú (người ngồi giữa) là người tâm huyết và có nhiều đóng góp vào sự thay đổi của người Dao đỏ nơi đây.

Bí thư trẻ tâm huyết của bà con Mán Tiển

Lý Chin Phú là Trưởng bản – Bí thư chi bộ của bản Mán Tiển xã Bản Lang, huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu). Năm nay chưa đến 40 tuổi, nhưng Phú đã có thâm niên hơn 10 năm làm Bí thư chi bộ, rồi Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản. Anh được đánh giá là người tâm huyết và có nhiều đóng góp vào sự thay đổi nhận thức trong đời sống văn hóa tâm linh và tinh thần của người Dao đỏ ở bản Mán Tiển.
Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đưa sách, báo đến phục vụ bà con dân tộc Dao ở các xã trong huyện giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, hiểu biết về pháp luật.

Lạng Sơn chung tay xóa bỏ hủ tục trong hôn nhân

NDO - Nhiều năm qua, xã Ái Quốc là "điểm nóng" của huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này, từ năm 2021 đến nay, các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của xã và huyện đã có nhiều giải pháp ngăn chặn.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín.

Đặc sắc tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

Tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để du khách lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Năm nay, tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được huyện Hoàng Su Phì tổ chức từ ngày 16 đến cuối tháng 9 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Người đảng viên cả đời học Bác

Người đảng viên cả đời học Bác

“Nhờ có Đảng, có Bác Hồ, cuộc sống của người Dao ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã đổi thay, người dân không còn đói nghèo nữa”. Đó là tâm sự của bà Triệu Mùi Pham, nữ đảng viên người Dao đỏ ở xã Nậm Đét. Đặc biệt, bà Triệu Mùi Pham từng vinh dự được gặp, trò chuyện, chụp ảnh với Bác Hồ, những lời căn dặn của Bác là động lực để người đảng viên tâm huyết này trọn đời nỗ lực cống hiến, xây dựng quê hương.
Lễ hội lê Tai Nung ở huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: QUỐC HỒNG)

Khai hội lê Tai Nung ở vùng cao Bát Xát

Ngày 28/6, Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát (Lào Cai) và đông đảo nông dân đồng bào dân tộc Dao ở thôn Kin Chu Phìn 2, xã Nậm Pung tưng bừng khai hội lê Tai Nung, mở đầu Lễ hội mùa thu ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” nhằm quảng bá du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến vùng đất biên giới phía bắc của Lào Cai.
Hành trình 40 năm không mỏi để lưu giữ văn hóa dân tộc Dao

Hành trình 40 năm không mỏi để lưu giữ văn hóa dân tộc Dao

Ở tuổi 61, Nghệ nhân Nhân dân Tẩn Vần Siệu, dân tộc Dao (xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) vẫn miệt mài lên lớp, dạy chữ cổ của người Dao cho nhiều thế hệ học trò vùng cao. Chỉ còn một bàn tay lành lặn và một bên mắt tinh anh, ông Tẩn Vần Siệu vẫn cần mẫn trên hành trình điền dã để sưu tầm, lưu trữ tư liệu quý về văn hóa dân tộc. Ông bảo “Nếu không truyền dạy, dân tộc Dao sẽ sớm mất văn hóa”.
Cộng đồng đón đứa trẻ rơi bằng dây rừng như sự công nhận sự trưởng thành từ đây.

Lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi người đàn ông dân tộc Dao đầu bằng ở Lai Châu. Không những vậy, lễ Cấp sắc còn hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là khát vọng vươn lên, chứng minh bản thân của người đàn ông Dao từ lúc đó đã trưởng thành, họ có đủ tư cách đứng ra gánh vác công việc trước dòng tộc, cộng đồng.
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên trao quà tặng học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở xã Mường Toong, huyện Mường Nhé.

Mang Tết đến với hộ nghèo nơi biên giới

Mặc dù điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, nhiều nhiệm vụ phải triển khai thực hiện với yêu cầu ngày càng cao trong những ngày đầu năm mới 2023, tuy nhiên Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã dành một phần kinh phí, thời gian quan tâm thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện vùng biên giới, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Anh Ðặng Văn Chính (thứ hai từ trái sang) là tấm gương tiêu biểu, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số tại địa phương.

Chàng trai người Dao giúp bản làng bừng sáng

Tại huyện Văn Yên (Yên Bái), anh Ðặng Văn Chính, dân tộc Dao được biết đến là người đầy nghị lực vượt khó, tiên phong khởi nghiệp, mở ra hướng phát triển du lịch cộng đồng giúp người dân thoát nghèo. Mới đây, dự án của Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu do anh làm chủ nhiệm đã xuất sắc lọt tốp 20 khởi nghiệp quốc gia năm 2022.
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, người dân thôn Hòa Bình, xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phát triển chăn nuôi ngựa bạch hiệu quả.

Đòn bẩy giúp vùng cao giảm nghèo bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng cho bà con dân tộc phát triển sản xuất, đến nay đời sống người dân xã Ái Quốc của huyện vùng cao biên giới Lộc Bình đang đổi thay từng ngày.
Độc đáo giấy Bản của người Dao

Độc đáo giấy Bản của người Dao

Được làm từ cây Vầu non và dây leo tạo keo liên kết, sử dụng vôi để ngâm ủ nguyên liệu, sử dụng nước tự nhiên để tráng. Giấy bản của người Dao được hình thành và phát triển từ năm 1925 đến nay chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh của các dân tộc. Năm 2018, kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ được bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người dân xóm Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An (Cao Bằng) đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Bảo đảm cung cấp nước sạch đến người dân nông thôn

Nhiều năm qua, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng hàng nghìn công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Qua đó, người dân dễ dàng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt, cải thiện và nâng cao chất lượng sống.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 852 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng) giúp dân bê-tông hóa đường giao thông nông thôn.

Bộ đội về làng giúp dân xây dựng nông thôn mới

Những ngày tháng 12 lịch sử, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2022), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng đồng bộ triển khai kế hoạch hành quân, dã ngoại, kết hợp dân vận, giúp dân xây dựng nông thôn mới.
Phụ nữ Dao quần trắng duyên dáng trong trang phục truyền thống.

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao quần trắng

NDO- Trang phục của phụ nữ người Dao quần trắng xã phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây. Đặc biệt với chiếc quần trắng của mình, người Dao quần trắng không thể lẫn với nhóm Dao nào khác.
Phong cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Người Dao đỏ trên núi Chiêu Lầu Thi

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình. Ai đã từng ghé thăm Hoàng Su Phì đều ví vẻ đẹp nơi đây như một thiên đường hoang sơ tiềm ẩn.
[Ảnh] Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao đỏ ở Lào Cai

[Ảnh] Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao đỏ ở Lào Cai

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ (xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) diễn ra vào tháng 2, 3 hằng năm. Đây là nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào vùng cao, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ có ý nghĩa to lớn, là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của một người đàn ông Dao Đỏ, đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người đồng bào dân tộc.