Biểu tượng của khát vọng hòa bình

Đã tròn 70 năm kể từ khi Hiệp định Geneva được ký kết (21/7/1954 - 21/7/2024), tạm chia nước đất nước thành hai miền bắc - nam tính từ vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải (Quảng Trị).
0:00 / 0:00
0:00
Du khách Pháp thăm cầu Hiền Lương.
Du khách Pháp thăm cầu Hiền Lương.

Cũng đã hơn 51 năm từ sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 21/7/1973. Thời điểm đó, Cam Lộ và Gio Linh là hai vùng đầu tiên bên bờ nam giới tuyến sông Bến Hải được giải phóng. Cũng tính từ ngày 1/5/1972, Quảng Trị tự hào là tỉnh đầu tiên của miền nam được giải phóng.

Miền đất lửa Quảng Trị đã chứng kiến những trang sử hào hùng, bi tráng trong chiến tranh chống Mỹ. Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt đất nước. Thành cổ Quảng Trị, nơi bao nhiêu xương máu đã đổ xuống trong suốt 81 ngày đêm. Và bao nhiêu địa danh lịch sử từ Khe Sanh, Cửa Việt, Vĩnh Mốc đến lũy thép Vĩnh Linh… Tất cả đều minh chứng cho khát vọng hòa bình và thống nhất non sông của triệu triệu người dân Việt Nam.

Biểu tượng của khát vọng hòa bình ảnh 1

Sông Thạch Hãn.

Biểu tượng của khát vọng hòa bình ảnh 2

Địa đạo Vĩnh Mốc.

Biểu tượng của khát vọng hòa bình ảnh 3

Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải (thuộc huyện Vĩnh Linh).

Biểu tượng của khát vọng hòa bình ảnh 4

Một đoạn tường Thành cổ Quảng Trị.

Biểu tượng của khát vọng hòa bình ảnh 5

Ruộng đồng xanh ngát hai bên bờ sông Bến Hải hôm nay.

Biểu tượng của khát vọng hòa bình ảnh 6

Toàn cảnh Thành cổ Quảng Trị.