Độc đáo nghề thêu may trang phục của người Mông tại Nà Bủng
Tại xã biên giới Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nơi có gần 100% đồng bào Mông sinh sống, nhiều phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc mông, làm hàng hóa bán sang Lào và Thái Lan góp phần tạo thêm thu nhập cho gia đình, đồng thời bảo tồn duy trì nghề truyền thống của dân tộc.
Tên gọi khác: Dựa trên màu sắc đặc điểm trang phục và ngữ âm, người Hmông ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm địa phương: Hmông Trắng, Hmông Đen, Hmông Xanh và Hmông Hoa.
Ngôn ngữ: Thuộc hệ Hmông-Dao.
Cư trú: Chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông… Hiện nay người Hmông đã di cư sang nhiều nơi khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.
Lịch sử: Cách nay khoảng 4-5 nghìn năm, hai tộc người Hmông và Dao cùng bị người Hán đẩy ra khỏi vùng đất Tam Miêu ở Trung Quốc, phải chịu các cuộc binh chiến và thiên di kéo dài hàng nghìn năm. Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, họ bắt đầu thiên di vào vùng Đông Nam Á.