NGHỊ QUYẾT MỚI:
TẦM NHÌN VÀ CƠ HỘI MỚI

Với tầm nhìn chiến lược, ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011-2020, Trung ương đánh giá: Quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh.

Cán bộ chiến sĩ Lực lượng vũ trang Tây Nguyên thu hoạch cà-phê giúp dân.

Cán bộ chiến sĩ Lực lượng vũ trang Tây Nguyên thu hoạch cà-phê giúp dân.

Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả, rau và hoa.

Du khách đến với thành phố Đà Lạt.

Du khách đến với thành phố Đà Lạt.

Du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái-văn hóa có sức hấp dẫn.

Giá trị văn hóa các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy.

Hệ thống giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư, mạng lưới y tế được củng cố.

Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước được chú trọng.

Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh vượt mục tiêu đề ra. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…

Tuy nhiên, sự phát triển của vùng vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, song Tây Nguyên còn những hạn chế, yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do trong quá trình phát triển, khu vực này xuất hiện nhiều “điểm nghẽn” đồng thời cũng là những thách thức lớn cần phải vượt qua.

Sản xuất rau công nghệ cao.

Sản xuất rau công nghệ cao.

Để phát triển nhanh và bền vững, Tây Nguyên cần giải quyết 3 điểm nghẽn chính:

Trước tiên là cơ chế chính sách. Trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh vùng Tây Nguyên, vấn đề liên kết kinh tế nội vùng chưa đặt đúng vị trí trong quy hoạch phát triển tổng thể toàn vùng.

Sự liên kết giữa các tỉnh, các cấp thiếu đồng bộ, gắn kết và còn mờ nhạt dẫn đến việc trao đổi thông tin, cơ chế phối hợp không rõ ràng, thiếu một “nhạc trưởng” để điều phối.
Bài toán quy hoạch, áp dụng các mô hình sản xuất tại các tỉnh trong vùng còn máy móc, rập khuôn theo khuynh hướng chung đã vô tình tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau, sản phẩm thiếu thương hiệu và dễ bị tổn thương bởi quy luật cung-cầu của nền kinh tế thị trường.

Vấn đề liên kết kinh tế nội vùng chưa đặt đúng vị trí trong quy hoạch phát triển tổng thể toàn vùng

Vấn đề liên kết kinh tế nội vùng chưa đặt đúng vị trí trong quy hoạch phát triển tổng thể toàn vùng

Điểm nghẽn thứ hai là khoa học và công nghệ - một tác nhân đóng vai trò đòn bẩy và kết nối các nguồn lực.

Hiện nay trình độ và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người nông dân, doanh nghiệp tại Tây Nguyên vẫn còn thiếu đồng bộ, hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Cuối cùng là điểm nghẽn trong nghiên cứu, ứng dụng và khai thác các tài nguyên văn hóa hiện đã lộ những bất cập nhưng vẫn chưa có giải pháp tiếp cận.

Các tỉnh Tây Nguyên còn loay hoay, lúng túng trên cả 2 phương diện nghiên cứu và ứng dụng. Các giá trị văn hóa, tôn giáo tâm linh tộc người và các giá trị khác chưa được xây dựng chuyển hóa thành các sản phẩm du lịch vừa mang tính đặc thù, vừa thêm tính đa dạng, phong phú.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý, Trung ương cũng chỉ rõ: Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng; tư duy về liên kết vùng chậm được đổi mới. Chất lượng các quy hoạch còn thấp, thiếu liên kết, đồng bộ.

Nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là hạ tầng giao thông liên vùng. Quản lý đất đai, di dân, bảo vệ rừng chưa hiệu quả.

Các cơ chế, chính sách cho vùng chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưa sát với thực tiễn. Thể chế liên kết vùng chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên về với cơ sở, với đồng bào.

Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên về với cơ sở, với đồng bào.

Các địa phương chưa phát huy hết tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của mình và của vùng. Thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Phân cấp, phân quyền chưa thực sự gắn với năng lực và điều kiện thực tiễn của từng địa phương, thiếu phối hợp và kiểm tra, giám sát.

Chưa phát huy, khai thác tốt giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống và con người vùng đất Tây Nguyên thành nguồn lực phát triển.

Năng lực cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước ở một số nơi còn hạn chế, công tác chỉ đạo, điều hành chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương chưa thường xuyên, chặt chẽ và chưa được quan tâm đúng mức…

Từ những kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên thời gian qua đặt ra yêu cầu cần có những quan điểm mới, cái nhìn mới, ý tưởng mới, cách làm mới để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững xứng đáng với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng.

Chương trình Kết nối Khởi nghiệp của thanh niên các dân tộc tại Tây Nguyên.

Chương trình Kết nối Khởi nghiệp của thanh niên các dân tộc tại Tây Nguyên.

Với tầm nhìn chiến lược, ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

Nhiều giải pháp cũng được Nghị quyết chỉ rõ, trong đó quan trọng là các nhóm giải pháp đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế nông, lâm, công nghiệp; đầu tư hạ tầng, đẩy mạnh liên kết vùng; giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa bản sắc dân tộc, chăm lo đời sống nhân dân.

Nhiệm vụ đầu tiên mà Nghị quyết số 23-NQ/TW đặt ra là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.

Chị Cơliêng Rolan-chủ thương hiệu Cơ Ho Coffee giới thiệu sản phẩm của mình cho một du khách tham quan

Chị Cơliêng Rolan-chủ thương hiệu Cơ Ho Coffee giới thiệu sản phẩm của mình cho một du khách tham quan

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Tháo gỡ điểm nghẽn về giao thông sẽ mở ra những cơ hội liên kết rộng lớn cho Tây Nguyên

Tháo gỡ điểm nghẽn về giao thông sẽ mở ra những cơ hội liên kết rộng lớn cho Tây Nguyên

Liên kết để phát triển là một nhiệm vụ mang tính đột phá nhằm đưa Tây Nguyên phát triển trong điều kiện hoàn cảnh mới, trong đó hạ tầng giao thông là khâu trọng yếu.

Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng.

Đi đôi với giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa thì việc quan tâm đến đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Các địa phương trong vùng cũng sẽ chú trọng đầu tư đồng bộ giáo dục, đào tạo, y tế, nguồn nhân lực, như quan tâm đổi mới hệ thống các trường dân tộc nội trú, trường phổ thông bán trú; bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo nghề, dự bị đại học, đại học, sau đại học đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong đó, có chính sách riêng cho một số cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người.

Thanh niên dân tộc Cơ Ho sản xuất rau trong nhà kính.

Thanh niên dân tộc Cơ Ho sản xuất rau trong nhà kính.

Các tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án nhằm bảo tồn phát huy có hiệu quả văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở tạo tiền đề phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng và buôn làng; giữ gìn phát huy phong tục tập quán tín ngưỡng giá trị văn hóa dân tộc thiểu số; tuyên truyền đồng bào từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

Cán bộ Công an-Kiểm lâm vùng Tây Nguyên tuyên truyền Pháp luật tại cơ sở.

Cán bộ Công an-Kiểm lâm vùng Tây Nguyên tuyên truyền Pháp luật tại cơ sở.

Cùng các nhóm nhiệm vụ trên, Nghị quyết 23-NQ/TW cũng nêu rõ các nhiệm vụ lớn về bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Chọn hoa thương phẩm ở Đà Lạt.

Chọn hoa thương phẩm ở Đà Lạt.

Item 1 of 1

Chọn hoa thương phẩm ở Đà Lạt.

Chọn hoa thương phẩm ở Đà Lạt.

Để làm tốt các nhiệm vụ đã đề ra, Nghị quyết xác định phải quan tâm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây nhân tố hàng đầu có tính quyết định.

Trước hết, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Những người trẻ Tây Nguyên làm quen với sản xuất-kinh doanh cà phê sạch xuất khẩu

Những người trẻ Tây Nguyên làm quen với sản xuất-kinh doanh cà phê sạch xuất khẩu

Phấn đấu để các thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ…

Thực hiện phương hướng nhiệm vụ của Nghị quyết số 23-NQ/TW, Quốc hội, Chính phủ, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương vùng Tây Nguyên đã và đang khẩn trương xây dựng, triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

Đây chính là sự đổi mới của Đảng trong việc triển khai, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống với những cách làm năng động, sáng tạo.

Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt đó, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị lần này, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ: Tạo chuyển biến thật mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trong thời kỳ mới, theo tinh thần “Cả nước vì Tây Nguyên; Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước”…

Hy vọng rằng, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị sẽ tạo nên những xung lực mới, những chuyển động và sinh khí mới, giúp Tây Nguyên-vùng đất giàu truyền thống lịch sử-văn hóa, vùng đất tốt tươi, giàu có tiềm năng và rộng mở cơ hội đầu tư sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng trong tương lai không xa.

Ngày xuất bản: 08/11/2022
Tổ chức thực hiện: Uông Thái Biểu-Hồng Minh
Nội dung: Uông Thái Biểu
Ảnh: Văn Bảo-Công Lý-Phan Hòa-Phúc Thắng-Văn Yên-Thanh Lộc, Lý Hoàng Long
Trình bày: Diệu Thu-Phương Nam