Ngày 5/11 vừa qua (và sắp tới là trong hai ngày 12 và 13/11) sẽ tiếp tục diễn ra tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi-Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” (NXB Khoa học xã hội, tháng 10/2024) với sự có mặt trực tiếp trò chuyện của tác giả - TS Lịch sử nghệ thuật là cô Amandine Dabat. Bà là hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi (1871-1944) tại Pháp.
Về tác giả Amandine Dabat
Tác giả Amandine Dabat là hậu duệ đời thứ năm nhánh ngoại của Vua Hàm Nghi (tiếng Việt gọi là “cháu chút ngoại”) sinh năm 1987 tại Pháp. Cô tốt nghiệp ngành Việt Nam học tại Đại học Paris 7-Diderot. Đây là trường đại học nổi tiếng về ngành toán học và tâm lý học.
Cuốn sách “Hàm Nghi-Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” chính nguyên bản là luận án tiến sĩ cô bảo vệ năm 2015 ở Đại học Sorbonne. Đến năm 2019, luận án này được in thành sách tại Pháp (NXB Sorbonne Université Presses) và đến nay được NXB Khoa học xã hội chính thức phát hành bản dịch tiếng Việt do một nhóm biên dịch dưới sự chủ trì của dịch giả Nguyễn Thị Hiệp.
Trong giới nghệ sĩ mỹ thuật, hẳn ai được lần đầu tiên xem bản tiếng Việt này, đều ngạc nhiên trước hết là ông vua xứ Việt bị lưu đày tại thuộc địa Agérie của Pháp từ cuối thế kỷ 19, lại chọn con đường trở thành họa sĩ. Những tranh vua Hàm Nghi vẽ được lưu lại đến giờ, thì những bức tranh chì đầu tiên giữ được trong khoảng thời gian nhà vua bắt đầu học vẽ, từ năm 1896 đến 1899 (trước sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1925, là Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay, tại 42 Yết Kiêu, Hà Nội) là hơn 20 năm.
Phù điêu bàn tay Vua Hàm Nghi, chất liệu thạch cao, do ông tự làm năm 1915. |
Về cuốn sách và những bức tranh - tượng rõ nét của Vua Hàm Nghi
Với tư cách là một “thân vương” xứ Việt - như từ dùng trong cuốn sách, Vua Hàm Nghi bị lưu đày ở thủ đô Algiers của thuộc địa Pháp Algérie (nước này giành độc lập từ năm 1962). Sau khi thực dân Pháp dựng biệt thự (được đặt tên là biệt thự Gia Long) để Hàm Nghi ở, ông đã học tiếng Pháp sau một năm lưu đày và tiếp theo là nghề vẽ ở đó trước khi lập gia đình riêng (1904). Hầu hết những bức tranh - tượng ông sáng tác và giao lưu, học hỏi được trong chuyên môn với các nghệ sĩ lớn của thế giới thời đó tại thủ đô Paris, đã bị cháy mất trong hỏa biệt thự Gia Long trong những năm 1960.
Những tư liệu lưu giữ được về tượng, tranh và thư từ, lại được tác giả Amandine Dabat tìm được từ quá trình nhà vua tặng người thân. Gần 100 tác phẩm cả tranh lẫn tượng, được chụp lại đầy đủ trong cuốn sách. Về tranh, là loạt sơn dầu và chì Vua Hàm Nghi vẽ phong cảnh ở Algérie theo phong cách ấn tượng. Rất nhiều tư liệu thư từ ông giao lưu với danh họa thế giới ở Paris như Auguste Rodin (1840-1917) còn lưu lại sự học hỏi tận tâm của ông. Còn về tượng, thì đó là những bức điêu khắc ông tạc chân dung người thân và bạn bè, giữ lại được ở chất liệu thạch cao hoặc đồ đồng. Bức phù điêu sớm nhất được lưu giữ, là bản phù điêu bàn tay của Vua Hàm Nghi, được đổ lại ở chất liệu thạch cao.
Chuỗi sê-ri tọa đàm trong tháng 11/2024 tại Hà Nội của Amandine Dabat có sự tham gia tổ chức của Viện Pháp tại Việt Nam và hai tổ chức xuất bản và phát hành dịch phẩm tiếng Việt là Viện Bảo tồn và Phát triển văn hóa truyền thống (IPDTC) và Trung tâm triển lãm nghệ thuật ART30 Gallery (số 30 Quang Trung, Hà Nội). Đây một trong loạt hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
Điều thú vị nhất, cũng ít người biết, là các họa sĩ Huế trò chuyện với chúng tôi, là không hiểu tại sao cô Amandine Dabat là cháu, chắt, chút của Vua Hàm Nghi đời thứ năm bên ngoại, là phụ nữ nữa, nhưng chân dung của cô ấy lại giống cụ - kỵ - Hàm Nghi đến thế!