Các học giả, nhà nghiên cứu đã làm rõ hơn những đóng góp của nhà văn Vũ Bình Lục, đồng thời trao đổi nhiều vấn đề mang tính học thuật liên quan những nội dung nghiên cứu của ông. Có thể kể đến những ý kiến của nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, PGS, TS Nguyễn Thanh Tú, các TS, nhà thơ Trần Đăng Thao, Phạm Đình Ân, nhà văn Phùng Văn Khai…
Nhà thơ Trần Đăng Thao, người bạn vong niên gắn bó với nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục ngót 40 năm nay. Hiện tại cùng với người bạn của mình, ông đang dịch thơ ca Trung đại gồm khoảng 5.000 bài. Chính tinh thần, năng lượng của nhà văn Vũ Bình Lục đã lôi cuốn nhà thơ Trần Đăng Thao.
Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã trao tặng Giải thưởng Đào Tấn cho nhà văn Vũ Bình Lục nhằm ghi nhận những đóng góp của ông.
Bày ảnh tôn vinh di sản thế giới tại Việt Nam
Từ ngày 7 đến 11/11, tại khách sạn Deawoo, số 360 Kim Mã, Hà Nội, sẽ diễn ra triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”. Đây là hoạt động hưởng ứng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”. Khoảng 200 hình ảnh trong phim của các nhà làm phim trong và ngoài nước sẽ giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm các di sản thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu, khu dự trữ sinh quyển thế giới…
Cùng với đó, triển lãm cũng trưng bày 40-50 hình ảnh do các nhiếp ảnh gia chụp các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận như: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, vịnh Hạ Long, cố đô Hoa Lư, lăng Tự Đức, cổng Ngọ Môn và thành nội Huế, động Thiên Đường và hệ thống hang động Tú Làn (Quảng Bình), phố cổ Hội An, hang Sơn Đoòng, khu di tích Mỹ Sơn và một số di sản văn hóa phi vật thể…
Triển lãm mong quảng bá hình ảnh đất nước, quảng bá du lịch Việt Nam, điện ảnh Việt Nam nhằm thu hút các nhà đầu tư, sản xuất phim thế giới đến với Việt Nam.