Trong đó, tiêu chảy nặng là triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm bệnh. Đôi khi, đặc điểm phân của bệnh tiêu chảy do rotavirus có thể không đặc hiệu và có thể nhầm lẫn với tình trạng tiêu chảy do các mầm bệnh khác. Do đó, để chẩn đoán chính xác tiêu chảy do rotavirus, mọi người cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm.
Hiện tại, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không có một liệu trình điều trị tiêu chuẩn đối với rotavirus. Bù nước và điện giải là phương pháp điều trị chính, cụ thể: Uống nhiều nước; bổ sung điện giải theo lời khuyên của bác sĩ. Lưu ý, cần dùng điện giải theo đúng liều lượng khuyến cáo, nhất là đối với trẻ em để đề phòng tình trạng rối loạn điện giải; tránh thức ăn có đường, chất béo hoặc nước trái cây có đường, vì những thứ này có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn; duy trì chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy, nhất là đối với trẻ em dưới 18 tuổi không nên sử dụng loại thuốc này. Thuốc chống tiêu chảy có thể khiến tình trạng bệnh nhân nhiễm Clostridia Des difficile hoặc E. coli O157: H7 xấu đi. Do đó không nên cho bất kỳ bệnh nhân nào chưa xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy và có các dấu hiệu như sử dụng kháng sinh gần đây, tiêu chảy phân có máu, phân dương tính với heme hoặc tiêu chảy kèm theo sốt sử dụng.