Nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP từ đâu?

Nguồn vốn triển khai Chương trình OCOP chủ yếu đến từ nguồn xã hội hóa, ngân sách Trung ương và các nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
Các sản phẩm trà đạt chứng nhận OCOP 4 sao của Công ty An Xuân, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được trưng bày tại Tuần hàng quảng bá nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố 2023. (Ảnh: Nhật Quang)
Các sản phẩm trà đạt chứng nhận OCOP 4 sao của Công ty An Xuân, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được trưng bày tại Tuần hàng quảng bá nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố 2023. (Ảnh: Nhật Quang)

Nguồn lực thực hiện Chương trình từ đâu? (Trương Thị Thơm, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn)

Nguồn vốn triển khai Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn lực thực hiện chương trình OCOP còn đến từ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (định mức và nội dung chi được quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/1/2019 của Bộ Tài chính), vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề, các nguồn vốn lồng ghép hợp pháp khác của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, nguồn vốn của Chương trình cũng đến từ các nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương thông qua các chương trình, đề án, dự án và cơ chế, chính sách được phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào?

Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm Hương Quế Văn Yên của Hợp tác xã Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Nhật Quang)

Hoạt động tư vấn Chương trình OCOP là gì?

Hoạt động tư vấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, bao gồm hướng dẫn chu trình OCOP; hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP và các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về xây dựng kế hoạch, hình thành ý tưởng, lựa chọn sản phẩm, nâng cấp và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP...