Trước yêu cầu chuyển đổi số của nền kinh tế, quá trình triển khai Chương trình OCOP cần tập trung vào hoạt động gì?

Để thực hiện chuyển đổi số trong triển khai Chương trình OCOP, các tổ chức, doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác truyền thông.
Rèm hạt gỗ Hương, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)
Rèm hạt gỗ Hương, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Trước yêu cầu chuyển đổi số của nền kinh tế, quá trình triển khai Chương trình OCOP cần tập trung vào hoạt động gì? (Nguyễn Trần Hà Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)

Để thực hiện chuyển đổi số trong triển khai Chương trình OCOP, các tổ chức, doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông.

Đặc biệt, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn, kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) cho các đặc sản vùng miền, địa phương.

Bên cạnh đó, các cơ quan thực hiện Chương trình OCOP cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thông qua việc phát huy hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành nghề; triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP; số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm, xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.

Có thể bạn quan tâm

Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào?

Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm Hương Quế Văn Yên của Hợp tác xã Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Nhật Quang)

Hoạt động tư vấn Chương trình OCOP là gì?

Hoạt động tư vấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, bao gồm hướng dẫn chu trình OCOP; hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP và các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về xây dựng kế hoạch, hình thành ý tưởng, lựa chọn sản phẩm, nâng cấp và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP...