Chương trình OCOP có vai trò như thế nào trong xây dựng nông thôn mới?

Chương trình OCOP có nhiệm vụ trọng tâm là hướng đến khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn; là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm trái sầu riêng đạt OCOP 4 sao của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre).
Sản phẩm trái sầu riêng đạt OCOP 4 sao của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre).

Chương trình OCOP có vai trò như thế nào trong xây dựng nông thôn mới? (Lê Văn Quý, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình OCOP có nhiệm vụ trọng tâm là hướng đến khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, vùng nguyên liệu, lợi thế so sánh, phát huy vai trò của cộng đồng, giá trị truyền thống để thúc đẩy tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm đặc sản, truyền thống và có lợi thế ở địa phương.

Chương trình OCOP cũng giúp từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn giàu bản sắc văn hóa, môi trường xanh và phát triển bền vững.

Do đó, Chương trình có sự gắn kết chặt chẽ, là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là thúc đẩy về tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống... cho người dân nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào?

Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm Hương Quế Văn Yên của Hợp tác xã Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Nhật Quang)

Hoạt động tư vấn Chương trình OCOP là gì?

Hoạt động tư vấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, bao gồm hướng dẫn chu trình OCOP; hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP và các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về xây dựng kế hoạch, hình thành ý tưởng, lựa chọn sản phẩm, nâng cấp và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP...