Mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP?

Ngoài mục đích phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn.
Vải thiều Bắc Giang. (Ảnh: Thành Đạt)
Vải thiều Bắc Giang. (Ảnh: Thành Đạt)

Mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP? (Trần Thị Linh, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình OCOP có 3 mục đích chính:

Một là, khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn;

Hai là, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trong phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.

Ba là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.

Mục tiêu của Chương trình là:

Năm 2020, đạt 2.400 sản phẩm OCOP.

Năm 2030, đạt khoảng 4.800 sản phẩm 0COP.

Ngoài mục đích phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn, bao gồm:

- Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, mỗi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.

- Phát huy nguồn lực cộng đồng như tri thức quản trị, các giá trị văn hóa truyền thống lối sống của cư dân nông thôn, công nghệ, nguyên liệu địa phương và sự tham gia giám sát của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào?

Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm Hương Quế Văn Yên của Hợp tác xã Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Nhật Quang)

Hoạt động tư vấn Chương trình OCOP là gì?

Hoạt động tư vấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, bao gồm hướng dẫn chu trình OCOP; hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP và các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về xây dựng kế hoạch, hình thành ý tưởng, lựa chọn sản phẩm, nâng cấp và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP...