Định hướng của Chương trình OCOP trong giai đoạn tới là gì?

Trong thời gian tới, Chương trình OCOP sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy các chủ thể phát triển sản phẩm, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP đặc sắc, gia tăng giá trị và bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn...
Người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) thu hoạch vải thiều. (Ảnh: Thành Đạt)
Người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) thu hoạch vải thiều. (Ảnh: Thành Đạt)

Định hướng của Chương trình OCOP trong giai đoạn tới là gì? (Bùi Hương Thảo, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định)

Với kết quả đạt được trong 2 năm 2018-2020, Chương trình OCOP đã khẳng định đây là một chủ trương, chính sách đúng đắn và phù hợp của Nhà nước, góp phần quan trọng đầy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, Chương trình sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy các chủ thể phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường gắn với chuỗi giá trị, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP đặc sắc, gia tăng giá trị và bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn.

Đồng thời, Chương trình cũng ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản có lợi thế và có giá trị truyền thống địa phương nhằm phát huy sức sáng tạo, khơi dậy tiềm năng và niềm tự hào của người dân nông thôn; đặc biệt là phát huy các tiềm năng, lợi thế phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào?

Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm Hương Quế Văn Yên của Hợp tác xã Quế Văn Yên, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Nhật Quang)

Hoạt động tư vấn Chương trình OCOP là gì?

Hoạt động tư vấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, bao gồm hướng dẫn chu trình OCOP; hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP và các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về xây dựng kế hoạch, hình thành ý tưởng, lựa chọn sản phẩm, nâng cấp và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP...