Thức tỉnh thị trường sữa tươi sạch Việt Nam
Năm 2008, cơn địa chấn sữa nhiễm melamine độc hại từ Trung Quốc lan sang Việt Nam, tác động tiêu cực tới thị trường sữa cùng thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý của người dân... Với khát vọng được gieo mầm trước đó sau những lần trải nghiệm tận mắt thành tựu của cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao tại các quốc gia phát triển như Israel, Nhật Bản, New Zealand, Hà Lan..., với mong muốn đặt trên bàn ăn của người Việt Nam những ly sữa tươi sạch, an toàn, giá thành hợp lý,... doanh nhân Thái Hương đã quyết tâm thúc đẩy, đưa TH gia nhập thị trường sữa.
Đi tắt, đón đầu, tận dụng lợi thế của người đi sau, thậm chí vượt qua cả hạn chế cá nhân: “kiến thức về ngành sữa là con số 0”, bà Thái Hương đã tìm ra được đáp án đúng đắn: Kết hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, trái tim Việt Nam với công nghệ đầu cuối của thế giới, khoa học quản trị ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ Nghệ An, các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao đã vươn đến Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Phú Yên, Kon Tum, An Giang..., để phát triển mô hình liên kết người nông dân trong chăn nuôi bò sữa với thương hiệu Dalatmilk.
Vượt qua trở ngại về vốn, về điều kiện tự nhiên miền trung đầy khắc nghiệt - nơi TH xây dựng trang trại bò sữa đầu tiên, quy trình trong mơ “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” thành hiện thực, những hộp sữa tươi nhãn hiệu TH true MILK xuất hiện trên tay trẻ em Việt Nam mang cam kết “100% sữa tươi sạch”. TH cũng là sản phẩm đầu tiên của ngành sữa được phép ghi trên bao bì dòng chữ “sữa tươi sạch”. Thay đổi tưởng nhỏ nhưng góp phần thúc đẩy sự chuyển mình mang tính bản chất của ngành sữa Việt Nam, làm minh bạch thị trường sữa.
Từ TH, sạch, hữu cơ trở thành xu thế của ngành sữa, và không ai có thể cản được xu thế nếu không muốn bị văng ra khỏi quỹ đạo đang vận hành, bởi thế, tỷ lệ đàn bò sữa ở Việt Nam tăng nhanh trong một thập niên qua kèm theo đó, tỷ lệ sữa bột pha lại (sữa hoàn nguyên) giảm sâu (từ 92% năm 2008 xuống dưới 60% hiện nay). Chính sách phát triển bền vững đã được TH nhất quán tuân thủ với sáu trụ cột: Dinh dưỡng và sức khỏe; Môi trường; Con người; Giáo dục; Cộng đồng; Phúc lợi động vật.
Không dừng lại ở thị trường trong nước, TH tiên phong đầu tư ra nước ngoài mà điển hình là dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại Nga có tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD; khai mở thị trường, xuất khẩu ra nước ngoài như xâm nhập chính ngạch vào đất nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc.
Là nữ doanh nhân, với thiên chức luôn ấm áp, luôn toan lo, bà Thái Hương cùng TH cũng chính là tác nhân khởi xướng Chương trình Sữa học đường quốc gia, mang sữa tươi nguyên chất tới tận nhà trường cho các học sinh đang tuổi phát triển. Thông qua đó, nhiều năm qua hàng triệu triệu trẻ em ở khắp mọi miền đất nước đã được hưởng lợi từ chương trình có ý nghĩa nhân văn và hiệu quả thiết thực này.
Anh hùng Lao động, doanh nhân Thái Hương. |
Cho đi mà không cần nhận lại
Thành lệ, gần 10 năm nay trang trại bò sữa và cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam của Tập đoàn TH trải khắp huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã thành điểm du lịch, điểm check-in không thể thiếu của những người ham đi, ham khám phá. Thật khó tưởng tượng, đến một ngày những bông hoa luôn hướng về mặt trời, làm say lòng du khách muôn phương ấy vốn được trồng làm nguồn thức ăn cho bò, đã có thể thay đổi diện mạo cảnh quan của vùng đất khô cằn quanh năm.
Không dừng lại ở thị trường trong nước, TH tiên phong đầu tư ra nước ngoài mà điển hình là dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại Nga có tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD; khai mở thị trường, xuất khẩu ra nước ngoài như xâm nhập chính ngạch vào đất nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc.
Tiên phong thực hiện canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, cuộc cách mạng công nghệ sạch, hữu cơ trong ngành sữa của TH đã lan tỏa cảm hứng ra cả cộng đồng nông nghiệp. Thành quả suốt một quá trình vận động không ngừng của TH, cũng là những nỗ lực bền bỉ của doanh nhân Thái Hương là cả TH lẫn cá nhân người sáng lập và dẫn dắt chiến lược đã thu nhận được nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, trong ứng dụng tiến bộ công nghệ mới, trong sáng tạo phát kiến các giải pháp mới áp dụng vào lao động, sản xuất, kinh doanh...
“Không tối đa hóa lợi nhuận mà hài hòa lợi ích, mang lại ấm no cho mọi người”, triết lý kinh doanh mà doanh nhân Thái Hương thuộc nằm lòng, luôn được bà hóa giải trong những hành động việc làm cụ thể và còn truyền tải tới nhân viên, đồng nghiệp, đối tác của mình. “Hãy cho đi mà không cần nhận lại”..., là hàng triệu ly sữa tươi sạch đã được gửi tới lực lượng tuyến đầu, tới các cơ sở cách ly... trong thời gian dài cả Việt Nam sát cánh bên nhau trong đại dịch Covid-19; là 240.000 ly sữa được chuyển tới tận tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trong khoảng thời gian cả thế giới hướng về điểm nóng này... Cho đi bằng tiền và hiện vật mà TH gửi tới các bệnh viện, các cơ sở y tế, như một lời cảm ơn và chia sẻ với đội ngũ y, bác sĩ luôn nỗ lực hết mình vì sức khỏe của nhân dân.
“Cho đi” tức là từ những trăn trở rồi sinh ra ý tưởng, tìm tòi thúc ép để bật ra các hành động thực tiễn, các dự án khả thi có đối tượng hướng đến là người nông dân, để người nông dân được hưởng thành quả từ đất đai của chính họ, từ vùng nguyên liệu trên quê hương của họ, từ ứng dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới do TH đem lại. Các dự án mới liên tiếp được mở ra, ngay trong khó khăn của đại dịch Covid-19, tất cả cũng vì mục đích cao cả: “Cùng người nông dân làm kinh tế dưới tán rừng”...
Làm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ưu tiên kinh tế tuần hoàn, tận dụng tối đa nguyên liệu thiên nhiên để phục vụ lại chính thiên nhiên, doanh nhân Thái Hương ôm ấp khát vọng lớn lao: Biến Việt Nam trở thành bếp ăn cho thế giới. Nhưng trước khi đủ điều kiện trở thành bếp ăn tử tế cho nhân loại, phải bảo đảm là bếp ăn tử tế cho chính người Việt đã, dù bay cao bay xa tới đâu, doanh nhân Thái Hương vẫn bám sâu rễ bền gốc vào quê hương đất nước, vẫn một lòng hướng tới lợi ích cho người tiêu dùng của mình, cho đồng bào mình.
Giải thưởng tôn vinh một trong mười lãnh đạo nữ tại châu Á đạt danh hiệu “Phụ nữ vì sự phát triển bền vững” 2021 chính là ghi nhận mà cộng đồng quốc tế dành cho doanh nhân Thái Hương. Từ Nghệ An, các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao đã vươn đến Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Phú Yên, Kon Tum, An Giang..., để phát triển mô hình liên kết người nông dân trong chăn nuôi bò sữa với thương hiệu Dalatmilk.
“Hãy cho đi mà không cần nhận lại”..., là hàng triệu ly sữa tươi sạch đã được gửi tới lực lượng tuyến đầu, tới các cơ sở cách ly... trong thời gian dài cả Việt Nam sát cánh bên nhau trong đại dịch Covid-19; là 240.000 ly sữa được chuyển tới tận tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trong khoảng thời gian cả thế giới hướng về điểm nóng này... Cho đi bằng tiền và hiện vật mà TH gửi tới các bệnh viện, các cơ sở y tế, như một lời cảm ơn và chia sẻ với đội ngũ y, bác sĩ luôn nỗ lực hết mình vì sức khỏe của nhân dân.
“Trân quý mẹ thiên nhiên, người sẽ cho mình hết thảy”, những chiêm nghiệm tưởng như lãng mạn của doanh nhân Thái Hương đã hiện hình trên thực tế ở nhiều vùng đất nước. Từ trang trại bò sữa hiện đại và cánh đồng hoa hướng dương tuyệt đẹp ở Nghệ An, đến ly sữa tươi sạch cùng các thức uống từ hạt nhãn hiệu TH trên bàn ăn của người Việt Nam, trong cặp sách tới trường hằng ngày của học trò Việt Nam..., không quá lời khi nói đó cũng là thành quả của một cuộc chuyển mình trỗi dậy của nông nghiệp sạch công nghệ cao có xuất phát điểm từ người phụ nữ giàu ý tưởng, sục sôi hành động, giàu đam mê nhiệt huyết... - doanh nhân Thái Hương.