Kinh thành cổ Lam Kinh

Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh mang giá trị văn hóa, kiến trúc đặc sắc của nhà Hậu Lê, triều đại hưng thịnh và tồn tại lâu nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
Di tích Lam Kinh nhìn từ trên cao.
Di tích Lam Kinh nhìn từ trên cao.

Theo sử liệu, sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc Minh, Anh hùng dân tộc Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành mang tên Lam Kinh (còn gọi là Tây Kinh). Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433 với nhiều lăng tẩm, bia ký… là nơi đức vua thực hiện các nghi thức tế lễ, bái yết tổ tiên và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt.

Trải qua nhiều thế kỷ, đến năm 1994 Lam Kinh được trùng tu, phục hồi, tôn tạo nhiều hạng mục và trở thành điểm đến không thể thiếu trên hành trình tìm hiểu văn hóa lịch sử dân tộc của người dân cũng như du khách.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 1

Hoa văn thời Hậu Lê được thể hiện trên các công trình kiến trúc.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 2

Bia đá Vĩnh Lăng có tuổi đời hơn 500 năm.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 3

Đầu rồng trên chính điện.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 4

Cây ổi thiêng cạnh mộ Vua Lê Thái Tổ.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 5

Cây di sản đa - thị hơn 300 năm tuổi.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 6

Tham quan di tích bằng xe điện.

Kinh thành cổ Lam Kinh ảnh 7

Giếng Ngọc hơn 500 tuổi tại khu di tích.