Tên gọi khác: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), ê Ðê, êgar, Ðê.
Ngôn ngữ: Tiếng nói của người Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Cư trú: Địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay là tỉnh Ðắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hòa.
Lịch sử: Người Ê-đê là cư dân có mặt lâu đời ở miền trung-Tây Nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-đê đã được phản ánh từ các sử thi và nghệ thuật kiến trúc, tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, từ ngày 11 đến 13/12 sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ 1, năm 2024 với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch”.
Dân tộc Ê Đê mang đậm chế độ mẫu hệ, cho nên người con gái có vai trò đặc biệt trong gia đình, trong đó quyền cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Đây là nét văn hóa truyền thống thể hiện rõ chế độ mẫu hệ trong hôn nhân của dân tộc Ê Đê.
Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) tập trung các chương trình, nguồn vốn, mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế-xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
Mới đây, tỉnh Bình Thuận đã có nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Với mức giá hỗ trợ, nhiều người dân tộc thiểu số đã đến các Ủy ban nhân dân xã để mua. Bên cạnh đó, cán bộ cũng xuống tận nhà thông tin để người dân được biết đến; bảo hiểm xã hội địa phương tổ chức tuyên truyền cho người dân.
Trong gian bếp truyền thống của người Ê Ðê cũng như nhiều dân tộc bản địa khác tại Tây Nguyên, hầu như không thiếu vắng chiếc cối giã bằng gỗ dùng để phục vụ việc bếp núc. Ðồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã tận dụng vật liệu có sẵn trong tự nhiên để làm những vật dụng cần thiết phục vụ cuộc sống hằng ngày, như cối, chày dùng để giã gạo, cà-phê, các loại bột và nhiều thứ khác...
Tây Nguyên, nơi quê hương ngàn đời của các tộc người bản địa, nay thêm rộn ràng hương sắc bởi cuộc tụ hội văn hóa nhiều miền. Từ những đợt di dân và chọn miền thượng du này làm quê hương mới, đồng bào từ nhiều vùng trong nước đã mang đến đây hồn cốt cố xứ và bản sắc văn hóa các tộc người. Những giá trị đó góp phần tô điểm đại ngàn hùng vĩ phía tây Tổ quốc thành tấm thổ cẩm hoa văn đa sắc. Giao lưu, tiếp biến và hòa điệu văn hóa là những điều dễ dàng cảm nhận về hình ảnh xứ sở này hôm nay.
Đối với người Ê Đê ở Tây Nguyên, việc sử dụng vòng đồng vừa là trang sức, vừa là vật chứng trong các lễ cúng, lễ kết nghĩa, lễ cưới… Thông qua các nghi lễ, có thể thấy ý nghĩa quan trọng của chiếc vòng đồng vừa mang yếu tố văn hóa, vừa mang yếu tố tâm linh gắn với các nghi lễ vòng đời của con người.
NDO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhạc cụ dân tộc Ê Đê cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Cư Pơng, huyện Krông Búk.
Trao cho họ chiếc “cần câu” hay trao “xâu cá”? Câu hỏi này được đặt ra trong nhiều năm qua trên các văn bản, các diễn đàn nghị sự khi bàn về vấn đề tìm con đường sinh kế, cải thiện và nâng cao đời sống cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn gặp khó khăn. Nhưng đến nay, vấn đề quan trọng này vẫn đang là câu chuyện cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.
Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.
NDO - Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê và trao chứng nhận hoàn thành lớp học cho 30 học viên là sinh viên của nhà trường tham gia lớp học.
Khi người con trai lập gia đình ở một nơi xa nhà, anh sẽ tìm thấy ở đó một gia đình mới, với những người thân mới, mà không phải gia đình nhà vợ. Đó là gia đình kết nghĩa, với Mẹ kết nghĩa và những anh chị em coi anh như người thân. Tục kết nghĩa Mẹ-Con của người Ê-đê không chỉ có ý nghĩa trong gia đình mà còn cả trong cộng đồng.