Ba na

Ba na
  • Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông…

  • Ngôn ngữ: Người Ba na nói tiếng Ba na - một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

  • Cư trú: Ðịa bàn cư trú của người Ba na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền tây của Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hòa.

  • Lịch sử: Tổ tiên người Ba na chủ yếu sinh sống tại vùng dưới núi Mang Yang, dọc theo hai bờ sông Ba trở về phía đông tới những huyện đồng bằng giáp ranh miền núi và các huyện miền núi của tỉnh Bình Định, về sau, do tác động của quá trình di dân qua các thời kỳ, người Ba na chuyển cư dần sang phía tây tới lưu vực các sông Ayun, Đắk Bla và đến tận Kon Tum như hiện nay. Có thể nói, lịch sử của người Ba na gắn liền với lịch sử các dân tộc Tây Nguyên. Dân tộc Ba na có tên tự gọi chung là “Bahnar”, có nghĩa là “Người ở núi”. Ngoài ra, họ còn có tên gọi khác là Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông…

Phụ nữ Ba Na với nghề dệt truyền thống.

Độc đáo kỹ thuật nhuộm của người Ba Na

Dân tộc Ba Na ở Kon Tum từ lâu đã biết khai thác các sản vật thiên nhiên để tạo thuốc nhuộm mầu trên trang phục. Những sản vật thiên nhiên này được đồng bào phát hiện một cách tình cờ, trong khi phát nương làm rẫy, đi rừng. Các loại mủ cây dính vào người và tạo ra mầu sắc loang lổ trên chân, tay, áo, váy hay đào được các loại củ, rễ cây rừng hoặc hái được quả có mầu sắc, từ đó nảy ra ý tưởng tạo mầu nhuộm vải.

Hội tụ và giao thoa

Tây Nguyên, nơi quê hương ngàn đời của các tộc người bản địa, nay thêm rộn ràng hương sắc bởi cuộc tụ hội văn hóa nhiều miền. Từ những đợt di dân và chọn miền thượng du này làm quê hương mới, đồng bào từ nhiều vùng trong nước đã mang đến đây hồn cốt cố xứ và bản sắc văn hóa các tộc người. Những giá trị đó góp phần tô điểm đại ngàn hùng vĩ phía tây Tổ quốc thành tấm thổ cẩm hoa văn đa sắc. Giao lưu, tiếp biến và hòa điệu văn hóa là những điều dễ dàng cảm nhận về hình ảnh xứ sở này hôm nay.
Đồng bào dân tộc thiểu số chế biến các món ăn truyền thống phục vụ du khách.

Bài 2: Lời giải nào cho sinh kế?

Trao cho họ chiếc “cần câu” hay trao “xâu cá”? Câu hỏi này được đặt ra trong nhiều năm qua trên các văn bản, các diễn đàn nghị sự khi bàn về vấn đề tìm con đường sinh kế, cải thiện và nâng cao đời sống cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn gặp khó khăn. Nhưng đến nay, vấn đề quan trọng này vẫn đang là câu chuyện cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.
Thực hiện nghi thức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại chùa tháp Kỳ Quang, huyện Đăk Hà

Đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo thông lệ hơn mười năm nay, mỗi dịp mùng 10/3 âm lịch hằng năm, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Làng Du lịch cộng đồng Kon Kơtu

Làng Du lịch cộng đồng Kon Kơtu

Nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía đông, có một ngôi làng cổ của người Ba Na, đó là làng du lịch cộng đồng Kon Kơtu một ngôi làng vùng sâu, xa nhất của xã Đăk Rơwa. Kon kơtu - một ngôi làng thật yên ả, hiền hòa và thân thiện. Đến với Làng Kon KơTu du khách sẽ được khám phá những nét riêng biệt, độc đáo và hứa hẹn mang đến những trải nghiệm hấp dẫn về bản sắc văn hóa của người dân nơi đây… Tất cả đều mang dư âm, hương vị của người Ba Na rất phong phú mà cũng rất riêng biệt.
Nam nữ thanh niên Ba na. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Ba na

Là tộc người có dân số đông nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn-Khơ-me ở Tây Nguyên và thứ hai ở Việt Nam, lịch sử phát triển của dân tộc Ba na gắn liền lịch sử các dân tộc Tây Nguyên, hình thành một nền văn hóa độc đáo và đặc sắc.