- Kem chống nắng vật lý: (hay còn được gọi là sunblock, kem chống nắng vô cơ) thành phần gồm các khoáng chất hoạt tính như titanium dioxide và zinc oxide, có khả năng tạo một lớp màng chắn bảo vệ trên bề mặt da, giúp ngăn chặn, phát tán, phản xạ các tia UV khiến chúng không xuyên qua da.
Ưu điểm: Kem chống nắng vật lý giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB, giữ trên da lâu và ít gây kích ứng. Đặc biệt phù hợp với những người bị đỏ da hay da mụn.
Khuyết điểm: Thường tạo vệt trắng trên bề mặt da, gây cảm giác bí bách, bóng nhờn, dễ trôi khi có tác động như mồ hôi, nước và phải bôi lại thường xuyên.
- Kem chống nắng hóa học: (hay còn được gọi là sunscreen, kem chống nắng hữu cơ) với thành phần chính (chủ yếu carbon) như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… dễ hấp thụ, thẩm thấu tia UV và phân hóa dưới dạng nhiệt năng, không gây tổn hại đến da.
Ưu điểm: Kem có kết cấu lỏng, mỏng nhẹ, thấm vào da không tạo vệt trắng, bảo vệ da tốt hơn trước ánh nắng mặt trời.
Khuyết điểm: So với kem chống nắng vật lý thì kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng, ngứa ngáy. Những người da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học có thể lên nhiều mụn hơn. Kem thẩm thấu chậm và không giữ được lâu (sau hai giờ bạn phải bôi lại).
Nếu như kem chống nắng vật lý đọng trên bề mặt da, chặn tia cực tím ngay khi tiếp xúc thì kem chống nắng hóa học lại thẩm thấu tia cực tím theo kiểu của miếng bọt biển. Vì vậy, theo các chuyên gia da liễu, để có hiệu quả bạn nên sử dụng kết hợp cả kem chống nắng vật lý và hóa học để bảo vệ làn da cả bên trong lẫn bên ngoài. Với kem chống nắng vật lý, nên dùng loại kẽm oxit thay vì titanium dioxide có công dụng chống tia UVA hiệu quả. Để chặn tia UVB, hãy dùng thêm kem chống nắng hóa học nếu làn da của bạn thích nghi được với các hóa chất trong kem. Điều cần lưu ý là hạn sử dụng của kem. Nếu đã hết hạn, hoặc kem đã bị tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời thì các công thức hóa học sẽ bị thay đổi và mất đi công hiệu, dễ gây kích ứng da.