- Thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo; Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn; Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc.
- Chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống, trứng nên ăn vừa phải. Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ là nên ăn khoảng 100-120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng của người bệnh.
- Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống từ 2-2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi. Bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
- Để kiểm soát lượng acid uric, người bệnh vẫn cần tuân thủ uống thuốc, khám định kỳ để cùng với bác sĩ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người.