Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết

Từ giữa tháng 11 âm lịch, các hộ dân tại làng Kim Long (phường Kim Long, quận Phú Xuân, TP Huế) bắt đầu nhóm lửa, ngào những mẻ mứt gừng thơm nồng.
0:00 / 0:00
0:00
Miệt mài canh mứt gừng chờ Tết.
Miệt mài canh mứt gừng chờ Tết.

Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, danh tiếng mứt gừng làng Kim Long đã nổi tiếng khắp vùng. Trước kia, dân làng Kim Long thường chọn gừng được trồng ở khu vực ngã ba Tuần (nơi hai nhánh tả và hữu sông Hương gặp nhau) để làm mứt. Vài năm trở lại đây, nhu cầu của thị trường cần loại mứt có kích thước lớn hơn nên người làng Kim Long sử dụng gừng ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) để thay thế. Để cho ra vị mứt gừng nồng thơm, cay đúng vị cần trải qua các bước như gọt vỏ gừng, bào lát mỏng, trộn đường cát trắng với tỷ lệ một gừng, một đường. Cuối cùng là ngào trên bếp lửa để đường và gừng hòa vào nhau. Mỗi vụ Tết, trung bình một hộ sản xuất mứt gừng chế biến hơn ba tấn gừng tươi.

Ngày 26/11/2024, nghề mứt gừng Kim Long (phường Kim Long) được công nhận là nghề truyền thống của tỉnh theo Quyết định số 3041/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết ảnh 1

Những củ gừng to được chọn mua từ vùng Lao Bảo.

Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết ảnh 2

Ngào đường cho mứt gừng - công đoạn quan trọng nhất để mứt ngon đúng vị.

Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết ảnh 3

Bào mỏng gừng, một công đoạn trong quá trình làm mứt.

Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết ảnh 4

Người làm mứt phải ngào gừng liên tục trên lửa than, bảo đảm thấm quện và thành phẩm không bị cháy.

Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết ảnh 5

Trộn đường cát trắng để gừng lát thấm độ ngọt.

Mứt gừng Kim Long đong đầy vị Tết ảnh 6

Hong khô mẻ mứt vừa ra lò.