Giới thiệu chính sách nhân văn tại Làng trẻ em SOS Hà Nội

Ngày 29/3 vừa qua, các em học sinh, các mẹ, các dì chăm trẻ tại Làng trẻ em SOS Hà Nội đã tham gia buổi tuyên truyền pháp luật, giới thiệu chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước với các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có trẻ em.
0:00 / 0:00
0:00
Giới thiệu chính sách nhân văn tại Làng trẻ em SOS Hà Nội

Chương trình kết hợp cùng hoạt động thiện nguyện do Đoàn thanh niên Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Cục PBGDPL&TGPL) - Bộ Tư pháp phối hợp với Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức. Phó Cục trưởng PBGDPL&TGPL Tô Thị Thu Hà cho biết, đây là hoạt động thiết thực với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy tinh thần tương thân tương ái và thể hiện lòng nhân ái đối với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Đại diện Cục PBGDPL&TGPL đánh giá, đây là chính sách mang ý nghĩa nhân văn to lớn, hướng tới bảo đảm quyền được tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Theo thống kê, người thuộc diện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam chiếm khoảng 45% dân số. Bên cạnh đó, người được trợ giúp pháp lý ở Việt Nam được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ.

Phó Giám đốc Làng trẻ em SOS Nguyễn Quang Hưng chia sẻ thêm, Làng thành lập từ năm 1988, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Thời điểm hiện tại, Làng đang nuôi khoảng 600 trẻ em, các cháu được chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp dưới bàn tay của các mẹ, dì, cán bộ, nhân viên và Ban lãnh đạo Làng dưới hình thức gia đình. Mỗi gia đình ở đây sẽ có 1 mẹ nuôi từ 6-8 con.

Triển khai nhiều giải pháp giảm úng ngập

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, từ thực tế mùa mưa năm 2024, trên địa bàn thành phố đang tồn tại 11 điểm ngập úng tại các tuyến phố như: Nguyễn Chính, Minh Khai, Nguyễn Khuyến, Đỗ Đức Dục, Phan Văn Trường, Hoàng Như Tiếp,... Chuẩn bị cho mùa mưa năm 2025, hiện công ty đang triển khai nhiều giải pháp để giảm úng ngập và khó khăn cho giao thông. Hiện có 3/11 điểm đã có các dự án cải tạo thoát nước. Tại khu vực ngã 5 Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, các đơn vị đang triển khai dự án cải tạo thoát nước bằng bể điều tiết ngầm dung tích 2.100 m3.

Tại ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, hệ thống thoát nước tuyến phố sẽ được hoàn trả sau khi dự án đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội (nhà ga S12) hoàn thành. Còn tại điểm Thụy Khuê (dốc La Pho), dự án cống hóa mương Thụy Khuê do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư đang triển khai, hiện tiến độ chậm do vướng giải phóng mặt bằng.

Cùng với đó, 3 điểm ngập úng khác cũng đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án cải tạo thoát nước. Trong đó, tại Đại lộ Thăng Long, tình trạng úng ngập của khu vực các hầm chui phụ thuộc vào việc khống chế mực nước của sông Nhuệ. Về lâu dài, đơn vị đề xuất đầu tư xây dựng các trạm bơm tiêu cục bộ và xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch dọc Đại lộ Thăng Long.

Điểm úng ngập trên các tuyến phố Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp (quận Long Biên) phụ thuộc vào dự án đầu tư xây dựng 2 trạm bơm đầu mối của lưu vực sông Cầu Bây, là trạm bơm Cự Khối và Gia Thượng. Dự kiến, khi dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tuyến đường 40 m từ Nguyễn Văn Cừ đến đê Ngọc Thụy khớp nối, tuyến cống phố Ngọc Lâm sẽ thoát nước trực tiếp về cống hộp đường Hồng Tiến, giảm mức độ ngập ở 2 điểm trên.