Tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Dân tộc Lô Lô gồm các nhóm Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Ngoài hai nhóm trên, còn có thêm nhóm Lô Lô Trắng.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến.
Cư trú: Phân bố tập trung ở Cao Bằng và Hà Giang, ngoài ra còn ở một số tỉnh miền trung và Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai.
Lịch sử: Người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ mật thiết với người Di ở Trung Quốc. Người Lô Lô đến Việt Nam đầu tiên tại vùng Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Phong Thổ (Lai Châu), sau đó một bộ phận ở Hà Giang chuyển sang Bảo Lạc, Cao Bằng.
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, bản Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
Ghé thăm chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, du khách có cơ hội khám phá không gian văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc đến từ vùng Tây Bắc và Đông Bắc, hòa mình vào không khí mua bán nhộn nhịp của phiên chợ, thưởng thức ẩm thực và tham gia các trò chơi dân gian ngay tại Thủ đô Hà Nội.
NDO-Thôn Lô Lô Chải nằm dưới chân cột cờ Quốc gia Lũng Cú, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Nơi đây còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc, nổi bật là kiến trúc nhà truyền thống. Thế mạnh riêng có đó đang được người dân khai thác để phát triển du lịch, dịch vụ. Từ một thôn thuần nông, Lô Lô Chải nay trở thành điểm đến cuốn hút du khách, cuộc sống của người dân, bộ mặt nông thôn nơi địa đầu Tổ quốc từ đó cũng đổi thay rõ nét.
Tối 15/5 (tức 26/3 âm lịch), huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai năm 2023 với chủ đề “Về nơi tình yêu bắt đầu”.
Ngày 19/4, tại xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tỉnh đoàn Cao Bằng phối hợp khánh thành một công trình có ý nghĩa đặc biệt với tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng.
Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là một nghi lễ vòng đời của họ với ý nghĩa hướng đến cội nguồn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Đây là một nghi lễ linh thiêng, đậm chất nghệ thuật được bảo tồn và phát huy lâu dài. Với những ý nghĩa nhân văn, mang đậm đà bản sắc của người Lô Lô, lễ cúng tổ tiên đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2012.
Bộ trang phục là niềm tự hào của người Lô Lô dưới chân núi Rồng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Không chỉ thể hiện nét độc đáo của bản sắc dân tộc, bộ trang phục Lô Lô còn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Người Lô Lô là một trong những dân tộc có trang phục phụ nữ đẹp và rực rỡ nhất, được làm thủ công rất cầu kỳ, công phu và còn lưu truyền cách làm cho đến nay.
Nét độc đáo nhất trong lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là đoàn người nhảy múa trong hình dạng “Ma cỏ”, với những bộ trang phục được làm từ cỏ “su choeo”, một loại thực vật ở vùng núi.