Ngôn ngữ: Người Cơ-ho nói tiếng Bahnaric Nam, là ngôn ngữ nằm trong nhóm Môn-Khơ me, dòng Nam Á.
Cư trú: Địa bàn cư trú của người Cơ-ho nằm ở nhiều vùng, từ cực nam Tây Nguyên, Lâm Đồng đến một số vùng miền núi các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Đồng Nai.
Lịch sử: Theo các nhà khoa học, người Cơ-ho thuộc chủng Inđônêdiên, là đồng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh, bộ phận phía nam của văn hóa Đông Sơn. Dân tộc Cơ-ho tồn tại cách ngày nay trên dưới 2.500 năm, là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên.
Thông thường, trong các lễ hội truyền thống của người Cơ Ho chỉ thấy những người đàn ông chơi chiêng, nữ giới thường biểu diễn dân vũ. Song, ở vùng đất phía nam Tây Nguyên, tiếng chiêng vang lên từ những đôi tay sơn nữ đã không còn xa lạ với nhiều người.
Trao cho họ chiếc “cần câu” hay trao “xâu cá”? Câu hỏi này được đặt ra trong nhiều năm qua trên các văn bản, các diễn đàn nghị sự khi bàn về vấn đề tìm con đường sinh kế, cải thiện và nâng cao đời sống cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn gặp khó khăn. Nhưng đến nay, vấn đề quan trọng này vẫn đang là câu chuyện cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết thấu đáo.
Mùa này, suối Đạ Gôrl không ngưng tụ như nghĩa tên gọi, hiền hòa chở con nước tắm mát buôn làng Liêng Bông, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Trong ngôi nhà được ví như “biệt thự” giữa buôn, ông Kơ Să Ha Tin nói chắc nịch: “Xưa tham gia chống Fulro, làm du kích bảo vệ buôn làng, nay phải chung tay xây dựng buôn làng ấm no, giàu đẹp. Mình đảng viên, phải làm được dân mới tin”.
Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) chính thức công bố chương trình “Mùa hội cỏ hồng Lang Biang lần thứ IV năm 2022”, với nhiều sự kiện hấp dẫn, diễn ra từ ngày 19/11 đến khi mùa cỏ tàn. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022.