Quách Thị Lan hiện đang là vận động viên 400 m và 400 m vượt rào số 1 Việt Nam.Ảnh: TUẤN MARK

Chờ đợi những kỳ tích

Năm 2022 được kỳ vọng sẽ giúp thể thao Việt Nam lấy lại sự hứng khởi với hàng loạt sự kiện quan trọng như SEA Games 31, ASIAD 2022 hay Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá U23 châu Á.

PGS, TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu chỉ đạo phòng, chống dịch tại Bình Dương.Ảnh: Thu Vân

" Chống dịch là phải xuống với dân!

Trò chuyện với PGS, TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tôi hình dung về những vị chỉ huy chiến trường không tiếng súng, không mấy ai biết đến họ. Nhưng nếu không có họ, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 sẽ thất bại…

Bộ đội hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh giữa mùa dịch Covid-19. Ảnh: KHỞI MINH

Giúp dân chống dịch

Hùng tráng trong âm điệu ca khúc “Bài ca thiện nguyện” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, cuộc gặp mặt giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và những người thiện nguyện, giúp bà con vượt qua đại dịch Covid-19 (làn sóng thứ tư) diễn ra tại TP Hồ Chí Minh một tối cuối năm 2021 thật xúc động.

Trẻ em làng quê hồn nhiên.

Về với thênh thang làng

May mắn cho mỗi ai có ngôi làng thân thương để về. Hai năm qua, dịch bệnh hoành hành, làng càng quan trọng với mỗi người. Bao người xa quê đã về nơi chôn nhau cắt rốn để được đỡ nâng, nương tựa.

Tranh: ĐẶNG DƯƠNG BẰNG

Đường đến mùa xuân

Nhìn chuyến xe đường dài Hà Nội-Lào Cai chuyển mình với những túi quần áo, bánh kẹo, quà Tết, lòng không khỏi rộn ràng. Cuộc gọi của người bạn đang công tác miền núi còn nặng những nỗi niềm: “Áo cũ nhưng lành lặn, ấm áp cũng là vô giá cho bọn trẻ nơi đây”. Bây giờ bạn và các em đang ngóng chuyến xe mùa xuân lên với bản làng.

Người dân tại Tân Kỳ (Nghệ An) giới thiệu thành quả bò giống với đoàn công tác Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam. Ảnh: VŨ ANH

Vì người nghèo sao cho trọn nghĩa

Có lẽ chưa bao giờ người nghèo phải đối mặt cùng lúc nhiều thử thách đến vậy. Từ những đại dịch Covid-19 cho tới bão lũ tại nhiều nơi như miền trung, Tây Nguyên... Để hỗ trợ kịp thời, toàn diện và lâu dài, cần sự liên kết của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội thành một “hệ sinh thái” chuyên nghiệp, không chỉ trong hoạt động thiện nguyện mà cả phát triển sinh kế.

Em bé đang lau nước mắt cho mẹ. Sau mất mát, các con nhận về nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng.

Nắm tay dìu trẻ bước đi

Gõ cửa từng nhà trong danh sách “cầu cứu” gửi về, suốt mấy tháng nay, các tình nguyện viên POWAI (Trung tâm trợ giúp xã hội hỗ trợ trẻ mất người thân và gặp khó khăn do Covid-19) rong ruổi khắp TP Hồ Chí Minh để lắng nghe từng hoàn cảnh rồi lặng lẽ trao đi những yêu thương.

Kim Anh (hàng đầu) cùng nhân viên địa phương trước cổng nhà hàng.

Hương vị Việt trên đảo Zanzibar

Với những chiếc bàn gỗ xinh xắn đặt trên nền cát và một tấm bảng gỗ ghi: “Phở đặc biệt sẽ xuất hiện trong thực đơn tuần này”, “Duy nhất tuần này, chúng tôi có món mới cho các bạn: Bún bò”... Những dòng chữ đã thay lời mời chào đến với “Duyên - Vietnamese Homecooking”, nhà hàng tên “Duyên” của cô gái Nguyễn Thị Kim Anh ở Zanzibar.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ân cần trao đổi với ngư dân tại Bình Định.

Áo phao cùng vượt sóng

Sẻ chia cùng hàng trăm nghìn ngư dân nghèo, hằng ngày đối mặt nguy cơ bão biển, triều cường và sự cố trên biển, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vận động các nhà hảo tâm trao tặng hàng chục nghìn bộ áo phao cứu sinh đa năng.

Minh họa: TRẦN XUÂN BÌNH

Trong đông giá đã hé chồi non

Vị Tết đang thật gần! Nhìn các chị buộc túm to nhỏ chiu chít trên gác-ba-ga xe đạp, rao dọc phố nhỏ, lại nhớ mái tóc bạc như suối cước trắng thả dài quá gối của bà. Mỗi lần gội đầu với nước bồ kết, hương nhu, lá sả, bà phải đứng lên ghế đẩu để tôi cầm gáo dội từ từ lên tóc. Mùi lá thơm bay lan xa trong nắng đông vàng như mật. Những ngày gian khó mà hạnh phúc như thế, thời gian càng lùi xa, nghe hương vị Tết đến gần, lòng càng nhung nhớ.

Minh họa: NGỌC HÙNG

Mái gianh mưa nắng quê hương

Thế hệ trẻ thế kỷ 21, chắc nhiều bạn không có khái niệm về nhà gianh vách đất. Thế hệ còn lại của thế kỷ 20, độ tuổi U70, U80, những khái niệm về nhà gianh như một tượng trưng cho nông thôn Việt Nam, chứ chưa hẳn là nghèo.

Một giếng cổ ở ngõ Tạm Thương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mắt trong hồn phố

Cuối phố Kim Hoa làng tôi xưa có giếng Ngọc bên đình, được coi là mắt rồng của đền thờ Cao Sơn đại vương, kinh trấn phía nam thành Thăng Long. Từ nhỏ, chúng tôi hay theo cô đồng Hơn gánh nước giếng Ngọc về ăn. Mái tóc dài đung đưa nhịp cùng đòn gánh. Có tối cô mời cung văn về hát. Giọng cô lanh lảnh: “Đến đây trước giếng sau chùa/Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu”. Chúng tôi nghe lịm cả người.

 Vệ tinh NanoDragon made in VietNam được phóng thành công lên quỹ đạo ngày 9/11. Ảnh: Trung tâm cung cấp

Bay theo trái tim Tổ quốc!

Trong kỷ nguyên công nghệ, chủ quyền quốc gia không chỉ là vùng đất, vùng biển hay vùng trời mà còn được khẳng định trên không gian mạng và không gian vũ trụ. Sự kiện NanoDragon-vệ tinh made in Việt Nam được phóng lên quỹ đạo vào sáng ngày 9/11/2021, thể hiện Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh. TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ với Thời Nay.

Sản phẩm TOPCOCO tham gia các hoạt động kích cầu.

OCOP xuất ngoại

Nhiều năm nỗ lực, chị Mai Thị Ý Nhi (1980) đã tạo ra được dòng sản phẩm bánh dừa nướng đạt OCOP 4 sao của thành phố Đà Nẵng, vừa khẳng định giá trị sản phẩm, vừa đưa bánh dừa thương hiệu TOPCOCO xuất khẩu qua thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.

Câu lạc bộ mỹ thuật nhí Trường tiểu học Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội). Ảnh: FANPAGE cổ đô

"Họa "bức đồng quê

Trên tấm áp-phích dựng đầu “làng họa sĩ”-thôn Cổ Đô (xã Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội), họa sĩ Đỗ Sự đã thể hiện ba nghề truyền thống của làng là canh cửi, làm bún và vẽ tranh. Chiều cuối năm, bên ấm trà mạn, lần theo mong muốn tái hiện quang cảnh làng quê trước đây, nối giữa quá khứ và hiện tại, bức họa đồng quê dần hiện ra...

Nhà thiết kế trẻ Nguyễn Huỳnh Nam và chiếc quạt tre do anh thiết kế.

Gió mới từ tre Việt

Chiếc quạt công nghiệp làm bằng tre-thứ vật liệu truyền thống bản địa có ở khắp các vùng miền trên dải đất hình chữ S của nhà thiết kế trẻ Nguyễn Huỳnh Nam mang cái tên rất dân gian “Gió đánh cành tre”. Nhiều vị giám khảo trong tuần lễ Vietnam Design Week 2021 phải sửng sốt vì ý tưởng thiết kế táo bạo đến khả năng ứng dụng cao của sản phẩm này.

Làng đá nhìn từ trên cao.

Dưới làng đá cổ biên cương

Bao bọc chung quanh toàn đá là đá. Ở đây, đá là chất sống, là đôi tay chở che cho những người dân chân chất, hiền hậu. Ai qua đây đều muốn dừng lại để cảm nhận sự thư thái, nhẹ nhàng và gặp gỡ những con người mang tâm hồn của đá.

Hòn Ông Căn là đảo xa nhất ở cụm đảo Hòn Sẹo.

Những chấm đỏ bên bờ sóng

Anh Tịnh một tay giữ thúng, một tay bám chắc vào mỏm đá, giữ thăng bằng cho chúng tôi leo lên Hòn Ông Căn. Nắng miền trung bỏng rát, sóng đập ầm ầm khiến chiếc thúng chỉ chực xoay tròn, nhưng người đàn ông ngoại tứ tuần vẫn đang cười tươi rói: “Hồi làm cái cột mốc kia, tôi chở ghe vật liệu đó. Chở lên chở xuống cả mấy tháng liền”.

Sen ngự giữa lòng danh thắng

Sen ngự giữa lòng danh thắng

Tưởng đã tuyệt chủng sau hàng chục năm vắng bóng, sen trắng nay lại tỏa hương trước sự ngỡ ngàng của du khách và người dân xứ Huế. “May quá, danh thơm sen “ngự” đã hồi sinh!”, nhiều cao niên thốt lên mừng rỡ bởi rất lâu rồi mới thấy lại những bông sen trắng muốt nở giữa lòng hồ Tịnh Tâm.

Công việc thường ngày bền bỉ và bình dị trên đồng nước quê hương. Ảnh: VĂN MAI

Hoa nở đầu ngọn sóng

41 tuổi, sau hơn 20 năm lặn lội sông nam bể bắc, một ngày, Đỗ Văn Tuyền chợt nhận ra mình vẫn trắng tay. Nhớ lời cha dặn, anh trở về bám đồng biển quê hương lập nghiệp. Sau tám năm đánh vật với mảnh đất đầu sóng ngọn gió, Tuyền đã có một cơ ngơi gọi là tạm ổn.

Tranh: LÊ ANH VÂN

Cái tên con hổ

Con hổ có tên gọi thật phong phú! Phổ biến nhất và có thể được xem như một mẫu gốc-hổ-lại có nguồn gốc từ tiếng Hán. Chữ “hổ” (虎) được chiết tự là sự mô phỏng hình dáng của chính con hổ đang ngồi. Một nét sổ và một nét ngang, bên trên là hai cái tai của nó, ở giữa là đầu và mồm (miệng) đang há to. Phía dưới là hai cái chân (đùi) trước, bên trái một nét phẩy là cái thân và cái đuôi.

Minh họa: Bùi Tiến Tuấn

Lửa thần trong mắt

Cứ gần Tết, là hình ảnh rước lửa thần lại chập chờn trong tôi. Có phải làng quê nhỏ bé bên bờ sông Đáy gọi tôi trở về hay chính tâm hồn tôi trở về làng trước, trong những giấc mơ lung linh?

Lễ hội Rừng Thông bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Ảnh: Đức Tuấn

Ăn tết ở Co Mạ

Khi những nương lúa, ruộng ngô đã được thu hoạch và phơi phóng tươm tất, những cây đào sườn đồi Mộc Châu, Vân Hồ đơm nụ khoe sắc, cũng là thời điểm người H’Mông các bản làng vùng cao Tây Bắc đón Tết cổ truyền.

Nhà thơ Quang Dũng chụp cùng con gái Bùi Phương Hạ (ngoài cùng bên phải) tại Lâm Đồng năm 1983

" Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy "

Cha thường cho tôi theo, tuổi thơ của tôi đầy ắp những chuyến đi đây đó, lúc lên rừng lên núi, lúc xuống biển rồi về các vùng nông thôn làng nghề, ở cùng gia đình những người nông dân làm ruộng, chài lưới… Lúc đó tôi luôn tin rằng tất cả những gia đình ấy đều là người thân của cha tôi!

Những “Đại sứ tiếng Việt”

Những “Đại sứ tiếng Việt”

Một lần, trong trại hè “Vui cùng tiếng Việt” tổ chức tại Warsaw (Ba Lan), tôi thấy một cậu bé khoảng 7-8 tuổi đứng thập thò ở cửa, miệng mấp máy hát theo bài hát các bạn đang được học. Đến gần hỏi thì cậu ấp úng nói mấy câu bằng tiếng Ba Lan: “Cháu cũng là người Việt Nam!”. Nghe câu nói ấy, cho dù vang lên bằng tiếng Ba Lan, tôi vẫn thấy rung động. Nó giống như một tiếng chuông trong trẻo ngân sâu xa trong lòng, từ tiềm thức của một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nước người.

Văn nhân quốc tế hướng về Việt Nam

Đã có một năm 2021 mà nhiều nhà thơ, biên tập viên, nhà xuất bản nước ngoài chủ động kết nối với phía Việt Nam để trao đổi, xuất bản tác phẩm. Việc giao lưu trực tiếp càng bị hạn chế thì nhu cầu giao lưu bằng tác phẩm, bằng các tọa đàm trực tuyến càng tăng lên. Điều đáng ngạc nhiên, là nhiều bạn văn quốc tế cũng khao khát được giới thiệu tác phẩm của mình tới độc giả Việt Nam.

back to top