Xơ-đăng

Xơ-đăng
  • Tên gọi khác: Xơ Đeng, Ca Dong, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Ha Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan.

  • Ngôn ngữ: Tiếng Xơ-Ðăng thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Hrê, Ba Na, Gié Triêng.

  • Cư trú: Người Xơ-đăng là 1 trong 12 tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, cư trú chủ yếu ở tỉnh Kon Tum và một phần ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Gia Lai...

  • Lịch sử: Người Xơ-đăng đã có một quá trình lịch sử rất lâu đời sinh sống tại vùng Bắc Tây Nguyên. Khoảng những năm 1855-1885, khi người Pháp ra sức củng cố chính quyền ở Đông Dương và khi giữa các bộ lạc miền núi xảy ra tình trạng hỗn loạn, thì người Xơ-Đăng mở rộng lãnh thổ sinh sống của mình sang những bộ lạc láng giềng.

Ðồng bào Hà Lăng biểu diễn cồng chiêng, múa chiêu mừng nhà rông mới.

Lễ mừng nhà rông mới của người Hà Lăng

Người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Ðăng) gọi nhà rông là Mrao. Ðây là công trình kiến trúc độc đáo thể hiện sự tài hoa, trí tuệ, khát vọng và sức lực của cộng đồng làng. Thông thường, việc làm nhà rông mới của người Hà Lăng chỉ diễn ra khi phải dời làng đến vùng đất khác, hoặc nhà rông cũ bị hư hỏng theo thời gian.
Ðồng bào Xơ Ðăng luôn “cháy” hết mình với những vũ điệu truyền thống, diễn tấu cồng chiêng trong lễ hội.

Vũ điệu Xơ Đăng

Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Ðăng ở buôn H’rinh (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Ðắk Lắk). Ðã thành truyền thống, lễ hội được tổ chức vào ngày 1/1 hằng năm.
Nhà sàn của người Ca Dong tại làng (Katu) Kpang ở xã Sơn Bua, Sơn Tây, Quảng Ngãi. (Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG VŨ)

Người Ca Dong giữ nếp làng truyền thống

Dù phải rời bỏ ngôi làng thân thương do thiên tai, dịch bệnh, lựa mảnh đất mới cho mình, nhưng những gì là hồn vía, là tập tục lâu đời của người Ca Dong vẫn được tuân thủ gần như tuyệt đối.
Đồng bào Xơ-đăng. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Xơ-đăng

Người Xơ-đăng ngụ cư lâu đời ở vùng Tây Nguyên. Trong quá trình hình thành và phát triển, người Xơ-đăng còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.