Hà Nhì

Hà Nhì
  • Tên gọi khác: Người Hà Nhì tự gọi là Hà Nhì Già. Các nhóm dân tộc Hà Nhì: Dựa trên địa vực cư trú có thể chia thành 3 nhóm: người Hà Nhì Cồ Chồ (người Hà Nhì sống ở vùng thấp), người Hà Nhì La Mí (sống ở vùng cao) và người Hà Nhì Đen (người Hà Nhì Lô Mê). Còn căn cứ vào trang phục, ngôn ngữ và đặc điểm nơi cư trú, họ được thành hai nhóm: Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa (gồm có nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí).

  • Ngôn ngữ: Thuộc hệ Tạng – Miến, (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.

  • Cư trú: Người Hà Nhì Hoa chủ yếu cư trú tại các huyện của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu; người Hà Nhì Đen cư trú chủ yếu tại các xã trong huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, một bộ phận cư trú ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

  • Lịch sử: Người Hà Nhì có quá trình di cư diễn ra trong một thời gian dài, bằng các con đường khác nhau và đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Người Hà Nhì di cư đến Việt Nam từ cách đây khoảng 300 năm.

Hình ảnh Ban công an xã anh hùng đầu tiên của Tây Bắc.

Huyền thoại ban công an xã anh hùng đầu tiên của Tây Bắc

Ở ngã ba biên giới A Pa Chải, người Hà Nhì ngày ngày vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện huyền thoại về Ban Công an xã anh hùng đầu tiên của Tây Bắc. Truyền thống ấy đang được viết tiếp bởi rất nhiều con người thuộc thế hệ hôm nay...
Ngày Tết, bà con Hà Nhì làm bánh dày để cúng tổ tiên, tiếp đãi khách.

Lên thượng nguồn Đà Giang ăn Tết Hồ Sự Chà

Khi cây dương xỉ trong rừng già trổ những ngồng hoa dài như vòi voi, những rặng dã quỳ bung nở vàng rộ khắp sườn non, ấy là báo hiệu một năm mới bắt đầu đến với đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Ðà. Như mọi năm, Tết cổ truyền của người dân Hà Nhì xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) bắt đầu vào ngày Thìn - con rồng đầu tiên của tháng 11 âm lịch.
Mô hình trồng chuối xuất khẩu của đồng bào biên giới tỉnh Lai Châu.

Vững biên cương, yên dân, ấm bản

Sau 20 năm được ban hành, Luật Biên giới quốc gia (BGQG) đã tạo cơ sở quan trọng trong việc pháp điển hóa các văn bản pháp lý và các Điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ; là tiền đề cho xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch xây dựng, phát triển khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Biên giới đã và đang đổi thay từng ngày, từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh và thực sự “vững biên cương, yên dân, ấm bản”.
Lễ hội lê Tai Nung ở huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: QUỐC HỒNG)

Khai hội lê Tai Nung ở vùng cao Bát Xát

Ngày 28/6, Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát (Lào Cai) và đông đảo nông dân đồng bào dân tộc Dao ở thôn Kin Chu Phìn 2, xã Nậm Pung tưng bừng khai hội lê Tai Nung, mở đầu Lễ hội mùa thu ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” nhằm quảng bá du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến vùng đất biên giới phía bắc của Lào Cai.
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên trao quà tặng học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở xã Mường Toong, huyện Mường Nhé.

Mang Tết đến với hộ nghèo nơi biên giới

Mặc dù điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, nhiều nhiệm vụ phải triển khai thực hiện với yêu cầu ngày càng cao trong những ngày đầu năm mới 2023, tuy nhiên Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã dành một phần kinh phí, thời gian quan tâm thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện vùng biên giới, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Ông Lỳ Xuyến Phù (thứ 3 từ trái sang), người có uy tín ở bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) tuyên truyền, vận động người dân góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Những "cột mốc sống" trên vùng biên giới

52 năm trước, hàng trăm gia đình dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè đã rời quê đến định cư gần biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), cùng cộng đồng người H’Mông, người Dao,… xây dựng bản mới ấm no, chung sức bảo vệ mốc giới vẹn toàn, bình yên.
Phụ nữ dân tộc Hà Nhì. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)

Dân tộc Hà Nhì

Người Hà Nhì có lịch sử di cư đến Việt Nam từ cách đây khoảng 300 năm, hiện cư trú tập trung tại các tỉnh miền núi phía bắc gồm Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai.
Đồng lòng dưới chân đỉnh Khoang La San

Đồng lòng dưới chân đỉnh Khoang La San

Nhờ sự chung tay của cấp ủy, chính quyền, các lực lượng vũ trang, trong đó có các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, mảnh đất mới dưới chân đỉnh Khoang La San huyền thoại đang ngày càng bình yên và trù phú.
Xuân về cưới lại vợ mình

Xuân về cưới lại vợ mình

Tết này, bản Sín Chải của người Hà Nhì, ở xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) ửng hồng màu hoa đào trong làn sương trắng mỏng buông ngang những ngôi nhà trình tường bằng đất, mái lợp cỏ gianh dày hàng mét, lun phun những đám rêu xanh qua mưa nắng thời gian, đẹp như bức tranh thủy mặc. Năm nay, người Hà Nhì ăn tết “Khô già già” truyền thống to và vui hơn, vì được mùa ngô lúa, nhà nào cũng treo tràn trên gác; thảo quả sấy khô xếp cao áp mái nhà, tỏa hương thơm ngào ngạt.