Gia Rai

Gia Rai
  • Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray

  • Ngôn ngữ: Gia-rai là một trong năm dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo và là một trong những dân tộc tại chỗ thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam.

  • Cư trú: Địa bàn cư trú của dân tộc Gia-rai ở Tây Nguyên chủ yếu tại tỉnh Gia Lai, phía tây tỉnh Phú Yên, phía nam tỉnh Kon Tum, và phía bắc tỉnh Đắk Lắk.

  • Lịch sử: Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơtaoia (Vua Nước) và Pơtaopui (Vua Lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hòa... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (Vua Nước), Hỏa Xá (Vua Lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơchom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơtao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.

Dân tộc Gia-rai. (Ảnh: Ủy ban Dân tộc)

Dân tộc Gia-rai

Gia-rai là một trong năm dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo và là một trong những dân tộc tại chỗ thuộc khu vực Tây Nguyên (Việt Nam).
Chuẩn bị cho lễ mừng lúa mới. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Vào tháng 12 hằng năm, đồng bào Gia Rai tỉnh Gia Lai lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc mình. Lễ mừng lúa mới được tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh ban cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc.