Mường

Mường
  • Tên gọi khác: Mol, Mual, Mul hoặc Mon....

  • Ngôn ngữ: Tiếng Mường, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, ngữ hệ Nam Á.

  • Cư trú: Người Mường ở nước ta cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng, trong các thung lũng chân núi, có địa lý môi sinh thuận lợi cho trồng trọt, nằm giữa vùng người Việt ở phía đông và vùng người Thái ở phía tây, chiều dài khoảng 350km, chiều rộng khoảng 80-90km; tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ; các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Xuân, Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa và rải rác ở các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Yên Bái...

  • Lịch sử: Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở nước ta, có cùng nguồn gốc với người Việt cổ và đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc tộc người.

Lãnh đạo huyện Tân Sơn tham quan lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm do các nghệ nhân xã Kim Thượng truyền dạy.

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm ở Phú Thọ

Từ rất lâu đời nay, nghề dệt thổ cẩm luôn là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được tạo ra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng và một phần để trao đổi hàng hóa. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang thực hiện nhiều giải pháp để gìn giữ nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh TRỌNG ĐẠT)

Bảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”

Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu quả.
Đường vào bản Mường Ham, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp.

Sức sống mới Mường Ham

NDO - Mùa thu này lên bản Mường Ham, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) ngồi bên cốc “chè đâm”, một thức uống đặc sản được giã nhuyễn, màu xanh lam sóng sánh, có hương vị thơm, chát, ngọt đặc trưng của vùng quê miền núi vùng Quỳ Hợp, tôi được nghe các bậc cao niên kể về sự tích lập bản, dựng mường.
Bà Dung đang dạy Chiêng Mường cho các cháu.

Người “truyền lửa” văn hóa Mường

Tiếng “bồng bếng bông” của chiêng vang vọng vào vách núi, tiếng “đập bông bông” ngân nga từ những làn điệu dân ca Mường làm sôi động cả miền sơn cước. Những âm thanh đó được phát ra từ một lớp học chiêng, múa, hát của dân tộc Mường do bà Đinh Thị Kiều Dung giảng dạy miễn phí cho thế hệ trẻ tại Nhà văn hóa thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, Hòa Bình.
Các tiết mục giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc Mường.

Đặc sắc di sản văn hóa dân tộc Mường trên thành phố Cảng

Sáng 10/5, tại Bảo tàng Hải Phòng, chuyên đề về “Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” đã được trưng bày cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường đã được giới thiệu tới du khách và đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố Cảng.
Thầy Mo thực hành nghi lễ mát nhà của người Mường. (Ảnh QUANG VINH)

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản của thế giới

Mo Mường là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc trong đời sống người Mường. Trên hành trình đưa Mo Mường đến danh hiệu di sản thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá Mo Mường trong mối quan hệ nội tại với nền văn hóa dân tộc Mường và trong mối quan hệ so sánh với những loại hình văn hóa tương tự trên thế giới là vô cùng cần thiết để khẳng định rõ ràng hơn những giá trị độc đáo của Mo Mường.
Dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình trình diễn tiết mục văn hóa phi vật thể tiêu biểu. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Dân tộc Mường

Người Mường có dân số hơn một triệu người, đông thứ 4 chỉ sau người Việt, Tày, Thái. Là cư dân bản địa lâu đời, họ có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía bắc, tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa.