Hrê

Hrê
  • Tên gọi khác: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn Phòng, Mọi Ðá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích.

  • Ngôn ngữ: Người Hrê dùng ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ Me (Ngữ hệ Nam Á).

  • Cư trú: Người Hrê sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi (các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long) và tỉnh Bình Ðịnh (huyện An Lão), một số ít ở tỉnh Kon Tum (huyện Kon Plông).

  • Lịch sử: Người Hrê sinh tụ rất lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Một số học giả cho rằng, nguồn gốc tộc người Hrê có thể liên quan đến nạn hồng thủy và quá trình di cư.

Các chương trình giới thiệu hàng hóa, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần kết nối cung cầu, tiêu thụ hàng hóa.

Những kết quả bước đầu thực hiện chương trình mục tiêu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Ngãi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được kỳ vọng là trợ lực giúp thay đổi diện mạo và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để thực hiện chương trình mục tiêu này, giai đoạn 2021–2025, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện tổng mức kinh phí hơn 3.565 tỷ đồng.  
Thiếu nữ Hrê. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Hrê

Ngụ cư lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, nhưng phần lớn người Hrê sống dựa vào làm ruộng nước, một số ít làm rẫy. Họ lưu giữ nhiều bản sắc truyền thống, có nhiều nghi lễ, lễ hội và nhiều loại nhạc cụ.
Nữ sinh người Rục đầu tiên đỗ đại học Cao Thị Lệ Hằng và thủ khoa người Hrê Phạm Quốc Toản. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Nghị lực của những người con núi rừng

Dù hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập còn rất nhiều khó khăn, nhưng nữ sinh dân tộc Rục đầu tiên trúng tuyển đại học Cao Thị Lệ Hằng và nam sinh thủ khoa đại học người Hrê Phạm Quốc Toản đều có chung mơ ước: trở thành giáo viên, mang kiến thức về “trồng người” cho buôn làng.