Cơ Tu

Cơ Tu
  • Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu.

  • Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của người Cơ-tu thuộc nhóm Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru-Vân Kiều.

  • Cư trú: Dân tộc Cơ-tu cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam và một số ít ở hai huyện Nam Đông, A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Lịch sử: Người Cơ-tu là tộc người cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Cho đến nay, nguồn gốc của người Cơ-tu vẫn chỉ dừng lại ở các giả thiết, nhưng tựu trung, các học giả trong và ngoài nước dựa vào thành tựu kiến trúc, điêu khắc, nền văn hóa và cả nét đẹp hình thể của đồng bào để đoán định rằng người Cơ-tu đã từng có thời gian là chủ nhân của một nền văn hóa cao đã bị suy tàn chứ không phải là một tộc người có trình độ văn minh sơ khai đang phát triển. Tộc người này chưa hình thành những nhóm địa phương mà chỉ có các nhóm được phân biệt theo địa vực cư trú như người vùng cao (Cơ-tu Đriu), người vùng trung (Cơ-tu Cha Lâu) và người vùng thấp (Cơ-tu Nal).

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Rừng Xanh Rau Sạch Koor Thị Nghệ bên vườn dược liệu vùng núi huyện Tây Giang.

Khát vọng của cô gái Cơ Tu

“Vườn đảng sâm của em trên đồi, lên đấy năm phút thôi. Anh chị lên thăm vườn, góp ý cho em nhé”, cô gái người Cơ Tu Koor Thị Nghệ tha thiết. Dường như sợ khách đổi ý, vừa nói đôi chân Nghệ thoăn thoắt dẫn đường. Cuối tháng mười, xã Ga Ri, huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vào mùa mưa, đường dốc núi trơn trượt làm nhụt chí những người muốn lên đỉnh núi. “Năm phút nữa thôi ạ”, chất giọng rắn rỏi của Nghệ tiếp sức cho mọi người vượt núi cao.
Nhiều đoạn đường nứt ngang trên đỉnh đồi, mỗi đường có chiều dài từ 100 đến 150m, độ rộng, sâu đường nứt từ 0,5m đến 1,7m kéo thẳng xuống khu dân cư thôn H’juh.

Nứt núi đe dọa làng ở biên giới tỉnh Quảng Nam

Nứt núi đồi sản xuất ở thôn H’juh, xã biên giới Ch’Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát hiện sau bão Yagi. Đường nứt nơi rộng nhất gần một mét và sâu nhiều mét từ trong lòng đất chạy dọc lưng chừng đồi xuống nhiều ngôi nhà. Những ngọn núi nứt đang có dấu hiệu no nước và chực chờ đổ ập bất cứ lúc nào có thể san phẳng làng, đe dọa tính mạng người dân.
Du khách nhí trải nghiệm chương trình du lịch học tập cộng đồng tại xã Hòa Bắc.

Đánh thức tiềm năng Hòa Bắc

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) là địa bàn vùng núi với nhiều khó khăn. Từ định hướng đúng của Đảng ủy xã về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Hoà Bắc đang đổi thay từng ngày, nâng cao đời sống người dân và phát huy bản sắc văn hóa của người Cơ Tu.
Văn hoá cồng chiêng trong lễ hội của người Cơ Tu. (Ảnh: Thanh Tân)

Giữ gìn bản sắc văn hóa Cơ Tu trước làn sóng đô thị hóa

Trong 28 thành phần dân tộc thiểu số tại Thành phố Đà Nẵng, đồng bào người Cơ Tu sinh sống trên địa bàn huyện Hòa Vang hiện là tộc người còn giữ được bản sắc văn hoá riêng. Thế nhưng, một số giá trị văn hoá Cơ Tu đang dần “tuột” khỏi tay của tộc người nơi đây, thách thức mạnh mẽ tới sự bảo tồn và phát huy văn hoá Cơ Tu của chính quyền, người dân Thành phố Đà Nẵng. 

Bảo tàng của già làng Cơ Tu

Bảo tàng của già làng Cơ Tu

Trải qua quá trình phát triển, đồng bào Cơ Tu vẫn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đặc sắc. Từ nhiều năm nay ở khắp vùng Đông Giang một huyện miền núi hẻo lánh phía tây tỉnh Quảng Nam, quê hương của điệu múa “Tâng tung da dá” huyền bí, vẫn lan truyền về câu chuyện của một người đàn ông đang lưu giữ kho báu của dân tộc Cơ Tu một tộc người bản địa sinh sống lâu đời trên vùng đất này.
Đồng bào Cơ-tu trong điệu múa cổ truyền. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Cơ-tu

Mặc dù, nguồn gốc hình thành của dân tộc Cơ-tu còn gây nhiều tranh cãi, song không thể phủ nhận rằng đồng bào Cơ-tu có một nền văn hóa đặc sắc, mang đậm dấu ấn cuộc sống và tín ngưỡng đậm nét riêng trong 54 sắc màu dân tộc Việt Nam.