Sán Dìu

Sán Dìu
  • Ngôn ngữ: Người Sán Dìu là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng. Do sống lâu đời bên cạnh người Hán phương nam nên dần dần đã mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao) và tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông.

  • Cư trú: Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương… Họ cư trú thành những chòm, xóm riêng hoặc xen kẽ với người Hoa, người Kinh, người Tày, người Nùng tại địa phương.

  • Lịch sử: Về nguồn gốc dân tộc, căn cứ vào tên tự nhận là Sơn Dao, có thể gợi mở nhiều suy nghĩ về nguồn gốc dân tộc Sán Dìu. Nhà nghiên cứu Ma Khánh Bằng phỏng đoán, người Sán Dìu có nguồn gốc là người Dao. Từ xưa, cộng đồng tộc người Dao bị nhà nước phong kiến Trung Quốc thống trị, đàn áp khiến nhóm người này phiêu bạt các nơi để mưu sinh và phát triển. Người Sán Dìu là một trong số những nhóm đó.

Lễ cúng cơm mới là tín ngưỡng truyền thống, ngày nay vẫn được bảo tồn, thể hiện sự coi trọng lúa gạo, nghề nông của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ

Lễ cơm mới của đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Khi lúa mùa chín, đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) khẩn trương thu hoạch, chọn ngày “lành” tổ chức Lễ cúng cơm mới. Lễ vật là cơm, bánh gói từ lúa mùa mới thu hoạch, thịt gà, thịt lợn thành kính dâng cúng tạ ơn trời đất, thần linh, thành hoàng, thần nông, tổ tiên phù hộ mùa màng bội thu. Là tín ngưỡng truyền thống được đồng bào bảo tồn, gắn kết dân tộc, làng xã.
Bánh chưng gù, sản phẩm đặc trưng của người dân tộc Sán Dìu tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo.

Nét đẹp phong tục mai mối ở Đạo Trù

Đối với cộng đồng người dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), những ông mối, bà mối rất được tôn trọng, bởi vì họ không chỉ kết nối các cặp uyên ương thành vợ thành chồng, mà còn là người trung gian hòa giải cho các cặp vợ chồng trẻ khi xảy ra xích mích.
Ông Thủy với những cuốn sách cổ.

Lưu truyền bản sắc dân tộc Sán Dìu

Trong văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu, thầy cúng phải là người am hiểu văn hóa truyền thống, phải học chữ Nôm của người Sán Dìu. Thầy cúng vừa là cầu nối giữa con người và thế giới thần linh, vừa là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. Ông Trương Văn Thủy (trong ảnh) là một thầy cúng như thế. Ông là một kho văn hóa của đồng bào Sán Dìu, với bộ sách Hán Nôm quý báu.
Phục dựng nghi lễ Đại Phan tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Độc đáo lễ Đại Phan của người Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang có hơn 15.800 người, sinh sống tập trung ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế, Sơn Nam của huyện Sơn Dương. Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc, nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Trong đó, lễ Đại Phan là một trong những nghi lễ đặc sắc vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Dân tộc Sán Dìu. (Ảnh: chinhphu.vn)

Dân tộc Sán Dìu

Người Sán Dìu là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, sống tập trung ở trung du Bắc Bộ, trong vùng từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía đông.