Cống

Cống
  • Tên gọi khác: Xá, Cống Bó Khăm, Xắm, Khống, Mằng Là…

  • Ngôn ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La... Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao tiếp hằng ngày.

  • Cư trú: Hiện nay, có hơn 98% số người dân tộc Cống sinh sống ở khu vực Tây Bắc, chủ yếu tại Lai Châu và Điện Biên.

  • Lịch sử: Người Cống ở Trung Quốc được xếp vào dân tộc Hà Nhì, có tên gọi là Bạch Kông. Theo các nhà nghiên cứu, có thể người Bạch Kông từ vùng Màng Là, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã thiên di vào vùng Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, khu vực Tây Bắc nước ta. Vì vậy, người Cống ở Việt Nam còn có tên là người Màng.

Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên trao quà tặng học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở xã Mường Toong, huyện Mường Nhé.

Mang Tết đến với hộ nghèo nơi biên giới

Mặc dù điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, nhiều nhiệm vụ phải triển khai thực hiện với yêu cầu ngày càng cao trong những ngày đầu năm mới 2023, tuy nhiên Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã dành một phần kinh phí, thời gian quan tâm thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện vùng biên giới, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Phụ nữ dân tộc Cống. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)

Dân tộc Cống

Người Cống ở Việt Nam được gọi là người Xá, Màng... cư trú tập trung ở khu vực Tây Bắc, chủ yếu là Lai Châu và Điện Biên.
Chuẩn bị đón Tết Hoa thì phụ nữ dân tộc Cống thường trang trí quanh nhà, bản bằng những bông hoa mào gà đẹp nhất.

Ấm áp phong tục Tết Hoa của dân tộc Cống

NDO- Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên (Điện Biên) đã quan tâm, hỗ trợ kinh phí phục dựng, giữ gìn phong tục, văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhờ đó, Tết Hoa năm nay của bà con dân tộc Cống ở xã Pa Thơm đã thêm ấm áp, vui tươi.