Chu Ru

Chu Ru
  • Tên gọi khác: Chơ Ru, Kru, Thượng

  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynêxia, (ngữ hệ Nam Ðảo), gần với tiếng Chăm. Có một bộ phận người Chu ru sống gần với người Cơ Ho nên nói tiếng Cơ Ho (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me)

  • Cư trú: Cư trú tại 23 tỉnh, thành phố. Trong đó, tập trung đông ở các tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh...

  • Lịch sử: Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm, về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Chu ru.

Thành viên Tổ hợp tác cà-phê hữu cơ Oh mi Koho coffee đóng gói sản phẩm.

Những buôn làng trên vùng đất nam Tây Nguyên

“Lâm Ðồng hiện không còn nơi nào thật sự để gọi là vùng sâu, vùng xa nữa”, câu nói ấn tượng tôi được nghe từ già làng, người có uy tín ở các thôn, buôn trên miền đất nam Tây Nguyên. Quả thật, có đi, có đến mới thấy hình ảnh “những con đường đất đỏ/lượn vòng trên cao nguyên” dần lùi vào ký vãng. Hôm nay, những con đường thênh thang trải nhựa đã nối dài những buôn xa.

Hội tụ và giao thoa

Tây Nguyên, nơi quê hương ngàn đời của các tộc người bản địa, nay thêm rộn ràng hương sắc bởi cuộc tụ hội văn hóa nhiều miền. Từ những đợt di dân và chọn miền thượng du này làm quê hương mới, đồng bào từ nhiều vùng trong nước đã mang đến đây hồn cốt cố xứ và bản sắc văn hóa các tộc người. Những giá trị đó góp phần tô điểm đại ngàn hùng vĩ phía tây Tổ quốc thành tấm thổ cẩm hoa văn đa sắc. Giao lưu, tiếp biến và hòa điệu văn hóa là những điều dễ dàng cảm nhận về hình ảnh xứ sở này hôm nay.
Bản hòa tấu bên dòng Đa Nhim

Bản hòa tấu bên dòng Đa Nhim

Tây Nguyên vào xuân, nắng khẽ khàng như điệu Đămtơra của người Chu Ru bên dòng Đa Nhim êm đềm. Mùa xuân, đến với buôn làng người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, để được thổn thức trong bản hòa tấu của thanh âm truyền thống và những điệu dân vũ, trong Hội đoàn viên Tơigum Pơtom bên ngọn lửa thiêng đại ngàn.
Nghệ nhân Ya Tuất chế tác khuôn đúc nhẫn bạc và sản phẩm srí.

Chiếc nhẫn thiêng của người Chu Ru

Srí, tiếng Chu Ru có nghĩa là chiếc nhẫn. Ðối với người Chu Ru, chiếc nhẫn không chỉ là của hồi môn, đồ trang sức, mà còn là tín vật không thể thiếu trong hôn ước, là vật thiêng trong tình yêu đôi lứa. Khi trai gái đã trao nhẫn đính ước cho nhau có nghĩa là trao sự kết nối trọn đời.
Tái hiện lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru ở huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng.

Lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru

“Mừng lúa mới” là nghi lễ nông nghiệp cổ truyền của các tộc người gắn bó với cây lúa rẫy, lúa nước ở miền đất đại ngàn Tây Nguyên. Theo chu kỳ canh tác cây lúa, sau khi thu hoạch xong, họ thường tổ chức nghi lễ “mừng lúa mới” và mỗi tộc người có nghi thức tổ chức khác nhau. Với người Chu Ru, tộc người rất giỏi dẫn thủy nhập điền để canh tác lúa nước, lễ hội pót bơdai bơrhau - “mừng lúa mới” thường được buôn làng đứng ra tổ chức với quy mô lớn.
Pháo hoa rực rỡ chào Xuân Quý Mão tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: THÀNH NGUYỄN)

Đất nước sang xuân, vững niềm tin thắng lợi

Sau chuỗi ngày giá rét thì từ ngày 30 Tết đến mồng 2, tiết trời ấm dần lên, nhất là thời khắc ấm áp trước Giao thừa khiến không khí đón năm mới tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn trở nên sôi động.
Vũ điệu Arya quyến rũ của người dân tộc Chu Ru. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Dân tộc Chu ru

Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm, về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Chu ru.