Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Nhiều người biết đọc, viết chữ Thái.
Cư trú: Ở các tỉnh dọc biên giới Việt - Lào như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Lịch sử: Một số ý kiến cho rằng người Khơ Mú là cư dân tại chỗ tại vùng Tây Bắc (Việt Nam), dựa trên câu chuyện dân gian của người Khơ Mú và người Thái về nguồn gốc loài người sinh ra từ quả bầu.
Với đặc điểm là địa phương sở hữu kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo; là huyện có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc H’Mông, Khơ Mú, Thái, Lào..., cho nên trong những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy thế mạnh, giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương; qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ra quyết định về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hằng năm, cứ vào dịp tháng 3 dương lịch, người Khơ Mú lại tổ chức Lễ Xên cung (nghĩa là cúng bản) cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh và bản mường ấm no.
Người Khơ Mú sống ở các tỉnh dọc biên giới Việt - Lào như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Họ là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy. Hiện nay hầu hết người Khơ Mú đã định canh định cư.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành Quyết định số 2506/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.