Bru-Vân Kiều

Bru-Vân Kiều
  • Tên gọi khác: Bru, Vân Kiều

  • Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của người Bru là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn- Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu.

  • Cư trú: Người Bru-Vân Kiều cư trú tại 39/63 tỉnh, thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, còn một số lượng nhỏ người Bru-Vân Kiều hiện đang cư trú ở Đắk Lắk do Mỹ-Ngụy cưỡng ép di cư vào năm 1972.

  • Lịch sử: Hiện nay có hai luồng ý kiến khác nhau về nguồn gốc của người Bru-Vân Kiều, nhưng đa phần các ý kiến đều cho rằng, đây là cư dân bản địa, sống lâu đời ở vùng Trung Đông Dương. Sau những biến động lịch sử, họ di cư đi các nơi, trong đó có một bộ phận đi về hướng đông và tụ cư ở miền tây tỉnh Quảng Trị của Việt Nam.

Quảng Bình đón nhận thêm một Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Quảng Bình đón nhận thêm một Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công nhận Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia thứ ba của đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình.
Người dân hát múa trong lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Bru-Vân Kiều.

Quảng Bình bảo tồn, phục dựng lễ hội mừng cơm mới

Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ở Bắc Trung Bộ nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Trong đó nổi bật nhất có lễ hội mừng cơm mới được bà con tổ chức sau mùa thu hoạch lúa rẫy vào tháng 10 và 11 âm lịch hằng năm. Hiện tại, tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực bảo tồn và đưa lễ hội thành một hoạt động văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng bên dãy Trường Sơn.
Người Bru-Vân Kiều. (Ảnh: Thành Đạt)

Âm nhạc của người Bru-Vân Kiều

Xã Trường Sơn là một xã miền núi của huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Toàn xã có hơn 900 hộ, trong đó, có hơn 1/2 là người Bru-Vân Kiều. Đối với đồng bào Bru-Vân Kiều, các làn điệu dân ca cùng các loại nhạc cụ dân tộc đóng vai trò quan trọng, là "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Hai bà cháu Bru-Vân Kiều. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Bru-Vân Kiều

Sinh sống lâu đời nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, người Bru-Vân Kiều có đời sống tinh thần rất đặc sắc. Và một điều đặc biệt là hầu hết đồng bào Vân Kiều ở bắc miền trung đã lấy họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ chung để thể hiện lòng thành kính với Bác.