Brâu

Brâu
  • Tên gọi khác: Brao

  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á)

  • Cư trú: Chủ yếu cư trú tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 10km và cách thành phố Kon Tum gần 100km.

  • Lịch sử: Tổ tiên của người Brâu cư trú ở vùng nam Lào và đông bắc Campuchia, đại bộ phận hiện nay vẫn cư trú bên lưu vực sông Sekamarn (Sê San), Nậm Khoong (Mê Kông), một bộ phận nhỏ người Brâu di cư sang Việt Nam sinh sống khoảng 150 - 160 năm (từ 6 - 7 thế hệ).

Hạt giống được gói lại chia cho các gia đình về trộn chung với hạt giống của gia đình và đem đi trỉa đại trà trên rẫy.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Brâu là một trong năm dân tộc rất ít người đang sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, cộng đồng người Brâu ở nơi đây đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Nổi bật như Lễ cúng trỉa lúa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa bội thu.
Thầy cúng và già làng tiến hành nghi thức cúng.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Brâu là một trong năm dân tộc rất ít người đang sinh sống tại làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, cộng đồng người Brâu ở đây đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Nổi bật như Lễ cúng trỉa lúa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa bội thu đến với dân làng.
(Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Dân tộc Brâu

Brâu là dân tộc thiểu số có dưới 1.000 người tại nước ta. Hiện nay, với những chính sách hỗ trợ đặc thù của Đảng và Nhà nước, cuộc sống đồng bào Brâu đã và đang thay đổi tốt đẹp hơn, văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.