Lự

Lự
  • Ngôn ngữ: Tiếng nói chính thức của người Lự là tiếng Lự, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, họ ngôn ngữ Kra-Dai (Tai-Kadai). Người Lự cũng sử dụng ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia mà họ sinh sống.

  • Cư trú: Ngày nay, người Lự cư trú chủ yếu tại các xã Bản Hon, Bình Lư, Nà Tằm, huyện Tam Đường (thuộc huyện Phong Thổ cũ); các xã Ma Quai, Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và một số ít sống rải rác, xen kẽ với người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

  • Lịch sử: Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ 11,12. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thời chiến tranh phong kiến, người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.

Đồng bào Lự giữ bản sắc từ trang phục truyền thống

Đồng bào Lự giữ bản sắc từ trang phục truyền thống

Là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Lự vốn ít được biết đến, nhưng trang phục của người Lự lại là một trong những loại trang phục cầu kỳ và mang vẻ đẹp rực rỡ, độc đáo. Với người Lự, những nỗ lực để giữ trang phục truyền thống cũng chính là để giữ gìn bản sắc văn hóa của mình.
Phụ nữ La Hủ duyên dáng, sặc sỡ trong trang phục truyền thống.

Phụ nữ Lai Châu với nghề truyền thống

Lai Châu có 20 dân tộc, với hơn 86% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc là một mảng màu đặc trưng hòa trong bức tranh lớn bản sắc văn hóa Việt Nam. Một trong những nét đẹp riêng có ấy là hình ảnh người phụ nữ trong lao động sản xuất, trong công việc giữ gìn bảo tồn nghề truyền thống.
Dân tộc Lự. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Lự

Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ 11,12. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng.