La Hủ

La Hủ
  • Tên gọi khác: Tên gọi La Hủ có từ đời Thanh. Theo Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam được công bố năm 1979, quy định tên gọi là La Hủ. Các nhóm La Hủ gồm: La Hủ Đen, La Hủ Vàng và La Hủ Trắng.

  • Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng).

  • Cư trú: Chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

  • Lịch sử: Người La Hủ vốn là một nhánh của siêu tộc Địch – Khương mà sử sách Trung Quốc gọi là Tây Nhung với địa bàn phát tích thuộc miền đất nằm giữa các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay.

Phụ nữ La Hủ duyên dáng, sặc sỡ trong trang phục truyền thống.

Phụ nữ Lai Châu với nghề truyền thống

Lai Châu có 20 dân tộc, với hơn 86% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc là một mảng màu đặc trưng hòa trong bức tranh lớn bản sắc văn hóa Việt Nam. Một trong những nét đẹp riêng có ấy là hình ảnh người phụ nữ trong lao động sản xuất, trong công việc giữ gìn bảo tồn nghề truyền thống.
Phụ nữ dân tộc La Hủ. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)

Dân tộc La Hủ

Người La Hủ vốn là một nhánh của siêu tộc Địch - Khương mà sử sách Trung Quốc gọi là Tây Nhung, gồm các nhóm La Hủ Đen, La Hủ Vàng và La Hủ Trắng.
Bản Phìn Khó xã Bum Tở giai đoạn trước 2015 xác xơ với 100% nhà là nhà tre vách nứa.

Những người trẻ “dẫn đường” ở bộ tộc lá vàng

NDO-La Hủ - Dân tộc đặc biệt ở huyện biên giới Mường Tè và cũng là dân tộc duy nhất chỉ có ở Lai Châu. Bao đời nay người La Hủ vẫn “mang tiếng” là “tộc lá vàng”, sống trong nghèo đói, lạc hậu; tính trông chờ, ỷ lại đã “ăn mòn” bao thế hệ người La Hủ.