Mạ

Mạ
  • Tên gọi khác: Về tên tự gọi, người Mạ có cách phân biệt theo địa vực cư trú như Mạ Blao, Mạ Đạ Đơng, Mạ Đạ Huoai... và theo các nhóm địa phương, bao gồm Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô và Mạ Krung.

  • Ngôn ngữ: Người Mạ thuộc thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, gần cận với ngôn ngữ của các dân tộc Mnông, Chơro, Xtiêng và đặc biệt là người Cơ-ho.

  • Cư trú: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Mạ từ vùng giáp ranh khu vực cao nguyên Đà Lạt trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 1 phần ở vùng đệm rừng quốc gia Cát Tiên về phía tây nam, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

  • Lịch sử: Người Mạ là một dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở phía nam Tây Nguyên.

Đồng bào dân tộc Mạ và các dân tộc anh em trên vùng đất nam Tây Nguyên cùng vui ngày hội.

Đổi thay trên dải Bù Sa Lu Xiên

“Hỡi bà con các buôn làng hãy nổi chiêng lên. Đánh những chiêng âm thanh to nhất, những tiếng chiêng kêu trầm nhất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ…”, giọng già làng Điểu K’Lót sang sảng. Miền đất anh hùng Đồng Nai Thượng vào mùa hội “mừng lúa mới”, mùa những cư dân người Mạ, S’Tiêng trên dải Bù Sa Lu Xiên “nở” rộng vòng xoang, cùng hát, cùng múa trong hương rượu cần mênh mang mừng mùa no đủ.
Đồng bào Mạ (Lâm Đồng) bên căn nhà Dài truyền thống (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Dân tộc Mạ

Người Mạ là cư dân sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên. Đồng bào Mạ sinh sống chủ yếu nhờ làm nương rẫy, nên còn giữ được nhiều phong tục tập quán tín ngưỡng văn hóa mang đậm dấu ấn của dân tộc mình.