La Chí

La Chí
  • Ngôn ngữ: Hiện nay, ở một số địa phương, người La Chí gần như đã quên hẳn tiếng mẹ đẻ của mình. Nhiều người chỉ biết nói tiếng Nùng hoặc tiếng Dao. Do thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai, nhiều từ vị và cách phát âm của tiếng La Chí gần giống với tiếng Nùng và tiếng Tày nên dễ học.

  • Cư trú: Hiện nay, người La Chí ở Hà Giang cư trú tập trung đông nhất ở 4 xã: Bản Phùng, Bản Díu, Bản Pắng và Bản Máy thuộc huyện Xín Mần, kế đến là ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang. Ngoài ra, họ còn cư trú rải rác ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, người La Chí cư trú xen kẽ với người Tày, Dao, Nùng và H’Mông.

  • Lịch sử: Người La Chí đã sinh sống ở miền núi phía bắc nước ta từ lâu đời. Trừ bộ phận họ Lùng vốn gốc là người Nùng đã di cư từ Nà Cô (Vân Nam, Trung Quốc) sang Việt Nam cách đây khoảng 100-120 năm và họ Vương vốn gốc là người Hoa mới sang nước ta cách đây không lâu, đa số người La Chí còn lại đều được coi là cư dân gốc tại đây.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín.

Đặc sắc tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

Tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để du khách lên huyện vùng cao Hoàng Su Phì (Hà Giang) ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Năm nay, tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” được huyện Hoàng Su Phì tổ chức từ ngày 16 đến cuối tháng 9 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Kiệt tác ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Văn hóa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được biết tới là huyện vùng cao biên giới, với núi non trùng điệp và những bản làng lần khuất trong sương mù. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì là "vỏ cây vàng". Bởi theo truyền thuyết của người La Chí, khi đất trời còn gần nhau thì bất ngờ có một trận đại hồng thủy xảy ra, tất cả đều bị vùi lấp, chỉ còn một loại cây màu vàng sống được và con người đã lấy loài cây đấy làm nhà. Từ đó, người ta gọi Hoàng Su Phì là miền đất vỏ cây vàng.
(Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc La Chí

Người La Chí đã sinh sống ở miền núi phía bắc nước ta từ lâu đời, hiện cư trú tập trung đông nhất ở 4 xã: Bản Phùng, Bản Díu, Bản Pắng và Bản Máy thuộc huyện Xín Mần, kế đến là ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang.
Người La Chí giữ nghề dệt

Người La Chí giữ nghề dệt

Người La Chí là một trong những dân tộc có truyền thống tự làm trang phục từ khâu trồng bông, dệt vải cho đến may, thêu. Trang phục của người La Chí giản dị, nhưng mang bên trong đó cả một kho tàng văn hóa, tri thức dân gian. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ công nghiệp hiện đại, những bộ trang phục đang dần mai một, và người La Chí cũng đang khá vất vả để giữ gìn và truyền nghề cho các thế hệ sau.