Khi biết chúng tôi về Tân Kỳ, Nghệ An công tác, một đồng nghiệp dặn đi dặn lại: “Anh chị về Tân Kỳ thì nhớ ghé xã Giai Xuân mua cho em một chiếc võng gai của bà con dân tộc Thổ với nhé. Em nghe nói võng gai ở đó nức tiếng cả nước, bền và đẹp lắm”.

Những chiếc võng gai “bền, đẹp, lành”

Dù đã được nghe “quảng cáo” trước như thế, nhưng khi được “nhìn tận mắt, sờ tận tay” những chiếc võng gai Giai Xuân dệt từ sợi gai với nhiều kiểu hoa văn trông rất đẹp, chúng tôi không khỏi sững sờ.

Bà Trương Thị Thống - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, (xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đôi tay nhanh thoăn thoắt với từng động tác chắc chắn  bện từng sợi gai, vừa giới thiệu hoa văn của từng loại võng: “Đây là hoa văn thường bện cho loại võng thông thường với mắt võng thưa hơn, còn kia là hoa văn kiểu bông thang, dành cho loại võng cáng quan ngày xưa. Những chiếc võng cáng quan được đan các mắt dày hơn với những hoa văn cầu kỳ, phức tạp hơn và đẹp hơn. Võng cũng dài, rộng hơn để quan nằm ngang hay dọc đều được”.

Bà Thống bảo gọi là võng cáng quan bởi “ngày trước loại võng này chỉ có các quan lại là được dùng để thay kiệu đi đây đó, chứ dân là không được dùng đâu”. Ngày nay, võng cáng quan thường làm theo đặt hàng riêng và giá thành cũng cao hơn so với võng gai thông thường do tốn gai hơn và công đan cũng lâu hơn.

Một chiếc võng đan kiểu bông thang.

Dày dặn, chắc chắn, mỗi chiếc võng có một hoa văn khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào.

Dày dặn, chắc chắn, mỗi chiếc võng có một hoa văn khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào.

Dày dặn, chắc chắn, mỗi chiếc võng có một hoa văn khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào.

Dày dặn, chắc chắn, mỗi chiếc võng có một hoa văn khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào.

Tự hào khoe chiếc võng mới đan xong, bà Hoàng Thị Khuê, 64 tuổi ở xóm Long Thọ cho biết, thường thì mỗi chiếc võng hoàn chỉnh có chiều dài khoảng 2-2,5m, rộng 1,5-1,6m. Võng dày mắt thì nằm sẽ êm hơn và bền hơn. Hai đầu võng phải kết rất chắc chắn để khi mắc võng, người dùng có thể ngồi thoải mái mà không sợ bị đứt.

Bà bảo, nếu mắc ngoài trời thì những chiếc võng gai đan thủ công này có thể bền tới cả chục năm, còn mắc trong nhà, không phải chịu mưa thì bền tới 20-25 năm. Lưu ý duy nhất là không nên bỏ võng gai trong túi nilon buộc kín, võng sẽ bị bở và nhanh hỏng.

Nếu mắc ngoài trời thì võng gai có thể bền tới cả chục năm, còn mắc trong nhà, không phải chịu mưa thì bền tới 20-25 năm. Lưu ý duy nhất là không nên bỏ võng gai trong túi nilon buộc kín, võng sẽ bị bở và nhanh hỏng.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, sợi gai vốn đã được mệnh danh là nữ hoàng của các loại sợi. Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An, sợi gai có độ bền gấp bảy lần so với sợi tơ tằm và tám lần so với sợi bông, ngoài ra sợi gai bền, không bị giãn, không truyền điện, tỏa nhiệt nhanh.

Để có được những sợi gai đạt chuẩn, vừa trắng, vừa bền thì khi thu hoạch gai phải làm đúng kỹ thuật.

Để có được những sợi gai đạt chuẩn, vừa trắng, vừa bền thì khi thu hoạch gai phải làm đúng kỹ thuật.

Vốn đã có chất liệu tuyệt vời như vậy, những chiếc võng gai Giai Xuân lại còn được các bà, các chị cẩn thận trau chuốt ở từng công đoạn nhỏ nhất, nên quả thật như lời anh bạn nói, “võng Giai Xuân vừa bền, vừa đẹp”.

Điều đặc biệt nhất của võng Giai Xuân là được dệt từ sợi những cây gai do chính bà con ở địa phương trồng; bảo đảm từ khâu chăm sóc cho đến khâu thu hoạch, lấy sợi. Bởi như thế, bà con mới chắc chắn về chất lượng sợi gai: Nếu thu hoạch khi cây gai non quá hoặc già quá thì sợi gai sẽ không dai, dễ đứt hơn. Sợi cây gai cũng phải được phơi đủ nắng và biết cách bảo quản.

Vặn khẽ thân cây gai để lớp vỏ bong ra cho dễ tước rồi khéo léo lột toàn bộ lớp vỏ gai ra.

Vặn khẽ thân cây gai để lớp vỏ bong ra cho dễ tước rồi khéo léo lột toàn bộ lớp vỏ gai ra.

Bà Khuê chia sẻ, cây gai sinh trưởng, phát triển tốt, dễ trồng, ít sâu bệnh, trồng một lần lưu gốc được nhiều năm. Mỗi lần thu hoạch, bà con lấy liềm cắt sát gốc, cây sẽ mọc lại. Tùy vào điều kiện thời tiết, sau 1,5 đến 2 tháng là lại có thể thu hoạch lứa tiếp theo.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, cây gai sinh trưởng một tháng rưỡi sẽ cho chất lượng gai tốt nhất. Khi đến kỳ thu hoạch, bà con phải chọn ngày nắng đẹp để đi cắt gai. Sau khi cắt về, người ta sẽ vặn khẽ thân cây gai để lớp vỏ bong ra cho dễ tước. Bằng một động tác khéo léo mà dứt khoát, toàn bộ lớp vỏ gai sẽ được lột ra để thu được sợi gai dài nhất có thể.

Sau đó, bà con dùng một dụng cụ chuyên dùng với kỹ thuật riêng để cạo đi lớp vỏ lụa bên ngoài. Phần sợi gai còn lại sẽ được rửa sạch đất cát, bụi bẩn rồi đem phơi. Gai thu hoạch xong phải đem phơi luôn ra nắng thì sợi gai mới trắng, đẹp. Nếu cây gai cắt xong mà để lại đến ngày hôm sau mới cạo là sợi sẽ chuyển màu đỏ, xỉn, không đạt chuẩn.

Mỗi chiếc võng phải sử dụng 2,5-4kg gai khô để đan.

Mỗi chiếc võng phải sử dụng 2,5-4kg gai khô để đan.

Mỗi chiếc võng phải sử dụng 2,5-4kg gai khô để đan. Do vậy, đợi đến khi đã thu hoạch được một lượng sợi kha khá, bà con mới bắt tay vào đan võng.   

Bà Bùi Thị Thuyết, Tổ phó Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân chia sẻ, để đan được một chiếc võng đẹp với các mắt võng đều nhau không hề đơn giản. Các sợi gai không quá dài, khi đan võng phải khéo léo tiếp thêm sợi, làm sao để vừa giấu đi mối mối bảo đảm thẩm mỹ, vừa để từng sợi đều nhau thì võng mới bền.

Để đan được một chiếc võng đẹp với các mắt võng đều nhau không hề đơn giản.

Để đan được một chiếc võng đẹp với các mắt võng đều nhau không hề đơn giản.

Nhìn các bà các chị vừa thoăn thoắt đan võng, vừa cười nói, chuyện trò vui vẻ là vậy, nhưng khi đan, họ phải dùng lực rất mạnh của cả hai bàn tay để xoắn sợi gai cho săn chắc.

Công đoạn khó nhất trong việc đan võng là khi kết đai đầu võng. Để kết đầu võng, phải có từ 2 đến 3 người cùng làm. Nếu làm không khéo, để đầu và đuôi võng bị lệch nhau là phải tháo ra làm lại.

Công đoạn khó nhất trong việc đan võng là khi kết đai đầu võng.

Công đoạn khó nhất trong việc đan võng là khi kết đai đầu võng.

“Bền, đẹp, lành” là những từ mà các cán bộ ở Phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ nói với chúng tôi khi giới thiệu về sản phẩm võng gai ở Giai Xuân. Bởi với những nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, công đoạn sản xuất cầu kỳ, từ bàn tay thuần thục của những “nghệ nhân” đồng bào Thổ, có thể nói đây là những chiếc võng “có một không hai”. Theo những người già ở làng Long Thọ, võng gai vừa tốt cho sức khỏe, trừ tà và mang lại cảm giác an lành, cũng là có căn cứ khoa học.

Bà Trương Thị Thống chia sẻ một vài "bí kíp" khi đan võng gai. Video: BẢO MINH

Bà Trương Thị Thống chia sẻ một vài "bí kíp" khi đan võng gai. Video: BẢO MINH

Hành trình “gắn sao” OCOP cho những chiếc võng gai

Ngày nay, võng gai Giai Xuân đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của Nghệ An, được khách hàng ưa chuộng và có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy vậy, hành trình “gắn sao” của sản phẩm cũng không hề đơn giản.

Cho đến bây giờ, hình như cũng chẳng ai nhớ nổi nghề đan võng gai đã gắn liền với đồng bào dân tộc Thổ Nghệ An từ bao giờ. Chỉ biết rằng, khi nói đến nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, thì người dân tộc Thái có nghề dệt thổ cẩm, người Mông có nghề rèn, người Khơ Mú có nghề đan lát, còn người Thổ lại có nghề đan võng gai.

Nghề đan võng của người Thổ được truyền từ thế hệ nọ qua thế hệ kia; cứ nhìn bà, nhìn mẹ đan võng rồi con cháu tự mày mò, nhớ và làm theo. Trước kia, bà con dân tộc Thổ không chỉ đan võng mà còn đan địu, lưới đánh cá, rồi đem những đồ dùng này đổi các vật dụng khác, chủ yếu là quần áo, vì người Thổ không biết dệt vải.

Theo lời kể của các bà, các chị ở Tổ hợp tác, từ khi lọt lòng, họ đã được đặt nằm trên những chiếc võng gai bền chắc, giản dị, mát khi mùa hè, ấm khi mùa đông. Rồi khi trưởng thành, họ lại ngả lưng trên chiếc võng sau những ngày lao động, hay trìu mến đưa võng ru con vào giấc ngủ.

Chiếc võng gai cỡ nhỏ mà đồng bào dân tộc Thổ đưa theo người mất.

Chiếc võng gai cỡ nhỏ mà đồng bào dân tộc Thổ đưa theo người mất.

Chiếc võng gắn bó suốt cuộc đời của mỗi người con nơi đây, từ khi lọt lòng mẹ sinh ra cho đến khi qua đời cũng được đưa linh bằng một chiếc võng gai nhỏ xíu. Phụ nữ lớn tuổi dân tộc Thổ thường đan cho mình một chiếc võng gai nhỏ để mang theo về thế giới bên kia.

Chiếc võng gai vừa là đồ dùng thân thuộc, vừa như một vật phẩm tâm linh. Do vậy, dù thời đại công nghiệp hóa, có rất nhiều loại võng nhựa, dù… thay thế, nhưng những chiếc võng gai chưa bao giờ biến mất trong đời sống của đồng bào dân tộc Thổ nơi đây.

Chiếc võng gai vừa là đồ dùng thân thuộc, vừa như một vật phẩm tâm linh. Do vậy, dù thời đại công nghiệp hóa, có rất nhiều loại võng nhựa, dù… thay thế, nhưng những chiếc võng gai chưa bao giờ biến mất trong đời sống của đồng bào dân tộc Thổ nơi đây.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Thổ ngày càng có ít người biết đan võng. Bên cạnh đó, đan võng gai chủ yếu chỉ là hoạt động nhỏ lẻ trong các gia đình nên sản phẩm làm ra còn ít, lại không được quảng bá rộng rãi … Những điều này khiến nghề đan võng gai truyền thống có thời điểm đã đứng trước nguy cơ dần mai một.

Trước tình hình đó, từ năm 2014, bà con trong xóm Long Thọ, xã Giai Xuân đã thành lập một câu lạc bộ đan võng gai để tập hợp các chị em biết nghề trong xóm cùng làm chung cho vui. Mọi người tín nhiệm bầu bà Trương Thị Thống làm trưởng Câu lạc bộ.

Từ năm 2014, bà con trong xóm Long Thọ, xã Giai Xuân đã thành lập một câu lạc bộ đan võng gai để tập hợp các chị em biết nghề trong xóm cùng làm chung cho vui.

Từ năm 2014, bà con trong xóm Long Thọ, xã Giai Xuân đã thành lập một câu lạc bộ đan võng gai để tập hợp các chị em biết nghề trong xóm cùng làm chung cho vui.

Đến năm 2020, triển khai thực hiện quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 3/1/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt phát triển làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Tây Bắc Nghệ An, chính quyền xã Giai Xuân đã ra nghị quyết về việc phát huy nghề đan võng gai truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ.

Với sự hướng dẫn của UBND xã, sự hỗ trợ của Hội phụ nữ xã, câu lạc bộ đan võng gai Long Thọ đã chuyển đổi thành Tổ hợp tác sản xuất Võng gai Giai Xuân vào tháng 7/2021 với 21 thành viên.

Thành viên của Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân trong trang phục truyền thống của dân tộc Thổ và những đôi tất đỏ "đồng phục".

Thành viên của Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân trong trang phục truyền thống của dân tộc Thổ và những đôi tất đỏ "đồng phục".

Bà Trương Thị Thống nhớ lại, khi bàn việc thành lập tổ hợp tác, các thành viên câu lạc bộ cũng rất băn khoăn. Liệu thành lập tổ hợp tác xong có bán được võng không, rồi còn hồ sơ giấy tờ phức tạp, các bà đều đã có tuổi, liệu có làm được không. Nhưng may mắn, tổ hợp tác mới thành lập đã được hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ rất nhiều của xã, của huyện về các thủ tục để tham gia OCOP.

Tổ trưởng và Tổ phó Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân tại Hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An năm 2022. Ảnh: NVCC

Tổ trưởng và Tổ phó Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân tại Hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An năm 2022. Ảnh: NVCC

Tới năm 2022, võng gai Giai Xuân đã đạt dấu mốc quan trọng khi được Hội đồng đánh giá tỉnh Nghệ An công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 của tỉnh Nghệ An tại quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 16/1/2023.

Thế là những chiếc võng gai mộc mạc được đặt trong một chiếc túi giấy lịch sự in sao OCOP, ghi rõ địa chỉ sản xuất, thông tin liên hệ, mã QR chứa thông tin giới thiệu về sản phẩm. Chị Vũ Thị Lĩnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ cho biết, đây là một trong nhiều hỗ trợ của chương trình OCOP đối với các sản phẩm được gắn sao.

Theo bà Thống, trước đây, các gia đình tự trồng gai, tổ chức đan tại nhà, chủ yếu là tận dụng thời gian nhàn rỗi trong ngày, nên thông thường bà con phải mất cả tháng mới làm được một chiếc võng. Từ ngày có tổ hợp tác và tham gia chương trình OCOP, các hoạt động đã phát huy hiệu quả hơn; số lượng võng hoàn thành tăng lên, chất lượng tốt hơn, đẹp hơn.

Từ ngày tổ hợp tác tham gia chương trình OCOP, các hoạt động đã phát huy hiệu quả hơn; số lượng võng hoàn thành tăng lên, chất lượng tốt hơn, đẹp hơn.
Bà Trương Thị Thống - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân

Thông qua nhiều kênh quảng bá, cả qua các kênh chính thống của chương trình OCOP, qua bán hàng trên facebook cá nhân, những chiếc võng gai truyền thống của bà con dân tộc Thổ đã vươn xa hơn, đến với các vùng miền trên khắp cả nước.

Bà Thống kể: “Từ hồi tham gia OCOP đến giờ, mọi người biết đến võng gai Giai Xuân nhiều hơn và đặt hàng cũng nhiều lên. Rồi mỗi khi có võng đan xong thì tôi lại đăng lên mạng, rồi giúp bà con gửi hàng đi các nơi”. Bà còn khoe đợt rồi đi tập huấn trên tỉnh, có anh cán bộ hướng dẫn quay video bán trên Tiktok mà còn chưa làm được.

Nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề đan võng gai truyền thống

Mỗi chiếc võng gai Giai Xuân hiện nay có giá bán từ 1,5-2,5 triệu đồng. Với những chiếc võng đặc biệt hơn, làm theo đơn đặt hàng riêng thì còn có giá cao hơn. Theo bà Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác, võng gai của bà con hiện “làm đến đâu hết đến đấy”. 

Chính quyền xã, huyện tạo mọi điều kiện cho bà con, nhưng tổ hợp tác hiện vẫn gặp khó trong việc mở rộng sản xuất. Vấn đề lớn nhất là nhân lực có hạn mà đan võng lại là công việc làm thủ công hoàn toàn, rất tỉ mẩn, tốn sức và tốn thời gian.

Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân có khoảng 30 người là thành viên cốt cán, chủ yếu là phụ nữ đã lớn tuổi.

Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân có khoảng 30 người là thành viên cốt cán, chủ yếu là phụ nữ đã lớn tuổi.

Bà Trương Thị Thống cho biết, hiện nay trên địa bàn xóm Long Thọ có khoảng 45 gia đình còn duy trì được nghề làm võng gai. Trong đó, tổ hợp tác có khoảng 30 người là thành viên cốt cán, chủ yếu là phụ nữ đã lớn tuổi. Lớp trẻ hầu như không tham gia, bởi hiện nay có nhiều công việc khác cho thu nhập cao hơn và ít vất vả hơn. Tổ hợp tác cũng có 6 thành viên trẻ ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng các cháu cũng phải đi học, đi làm, ít có thời gian ngồi đan võng. 

Trăn trở và muốn truyền nghề cho thế hệ trẻ, nhưng bà Trương Thị Thống vẫn còn nhiều băn khoăn, vì bản thân bà chỉ có thể truyền đạt bằng kinh nghiệm thực tế, chứ không thạo soạn giáo án, giáo trình. Bên cạnh đó, các kiến thức, tinh hoa của nghề làm võng từ bao đời nay chỉ theo cách “cha truyền con nối”, chứ không được ghi lại thành hệ thống.

Bà Trương Thị Thống - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân.

Bà Trương Thị Thống - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân.

Để xây dựng võng gai thành sản phẩm đặc trưng có giá trị cao của địa phương, chính quyền xã Giai Xuân cũng trăn trở tìm kiếm nhiều giải pháp.

Đồng chí Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân cho biết, đây là xã có đông đồng bào dân tộc Thổ sinh sống nhất của huyện Tân Kỳ, chiếm tới gần 70% trong tổng số hơn 9.000 dân cư trong xã.

Chính quyền địa phương xác định, việc phát triển nghề đan võng gai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc này vừa giúp khôi phục được nghề truyền thống, gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thổ, phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời, giúp giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nhất là phụ nữ, người già và tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Chính quyền địa phương xác định, việc phát triển nghề đan võng gai ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc này vừa giúp khôi phục được nghề truyền thống, tôn tạo bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thổ, phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời, giúp giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nhất phụ nữ, người già tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo phát triển kinh tế bền vững.
Đồng chí Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân

Về vùng nguyên liệu, trước đây cây gai mọc hoang trong rừng nhiều, người dân chỉ việc vào rừng chặt khúc đem về. Thế nhưng, càng ngày cây gai tự nhiên càng hiếm hoi, chính quyền xã cũng vận động người dân dần chuyển sang trồng gai ở ruộng để chủ động nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, xã cũng dành cho bà con một khoảnh đất làm ruộng trồng gai, tạo nguồn nguyên liệu đan võng.

Hiện nay, chính quyền tỉnh Nghệ An có chế độ hỗ trợ lên tới 50% giá trị máy móc cho các chủ thể OCOP, tuy nhiên, hiện nay toàn bộ các công đoạn sản xuất võng đều làm bằng tay, nên Tổ hợp tác sản xuất võng gai Giai Xuân vẫn chưa thể nhận thêm các ưu đãi khác từ chính sách hỗ trợ về máy móc, thiết bị của tỉnh.

Theo đồng chí Sơn, xã Giai Xuân đã cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm sử dụng máy tuốt vỏ gai, nghiên cứu lắp khung đỡ võng để sản phẩm tiện dụng hơn, nếu năng suất đan võng của bà con tăng lên, chính quyền các cấp sẽ sẵn sàng hỗ trợ.

Xã Giai Xuân dành cho bà con một khoảnh đất làm ruộng trồng gai, tạo nguồn nguyên liệu đan võng.

Xã Giai Xuân dành cho bà con một khoảnh đất làm ruộng trồng gai, tạo nguồn nguyên liệu đan võng.

Với lợi thế về cảnh quan, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ nơi đây, chính quyền xã Giai Xuân cũng đang xem xét hướng gắn nghề đan võng gai truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng. Với hướng đi này, khi về với Giai Xuân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây sanh di sản hơn 1.000 năm tuổi sừng sững giữa núi rừng, học đan võng gai, đắm mình trong những điệu múa, lời ca, tiếng cồng, tiếng chiêng giản dị mà thiết tha của đồng bào Thổ nơi đây. 

Rời Giai Xuân, bên tai chúng tôi như vẫn văng vẳng lời hát của các bà, các chị:

(Ơ…ờ) Bạn ơi
Võng gai vừa mát vừa bền
Nằm lên cảm thấy võng êm tuyệt vời
(Ơ…ờ) Bạn ơi
Nhớ lại thì cha mẹ một thời
Đánh gai, đan võng một đời nuôi con...

Hy vọng rằng, với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, đoàn thể xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, sự nỗ lực vươn lên của cộng đồng bà con dân tộc Thổ nơi đây, nghề đan võng gai sẽ tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn và phát triển hơn nữa; cùng với các sản phẩm OCOP khác của Nghệ An, những chiếc võng gai Giai Xuân sẽ có mặt trên khắp cả nước và vươn ra quốc tế.

Nghề đan võng gai truyền thống của đồng bào Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An. Video: ĐÌNH PHƯỢNG

Nghề đan võng gai truyền thống của đồng bào Thổ ở Giai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An. Video: ĐÌNH PHƯỢNG

Ngày xuất bản: 22/5/2024
Tổ chức thực hiện: HỒNG MINH-NAM ĐÔNG
Nội dung: THÀNH CHÂU-DIỆU THU
Ảnh, video: NAM ĐÔNG-ĐÌNH PHƯỢNG
Trình bày: BẢO MINH