Ngái

Ngái
  • Tên gọi khác: Sán Ngải

  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán-Tạng). Người Hắc Cá (Khách Gia, tức Khách) hay Ngái Hắc Cá có tiếng nói gần với tiếng Ngái Ngũ Động.

  • Cư trú: Nhóm người này đã từng sinh tụ ở huyện Ân Bình, châu Gia Ưng (tỉnh Quảng Đông). Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1849-1863) mà họ tham gia và bị nhà Thanh đàn áp, đánh đuổi họ phải di cư đến nước ta, hiện cư trú chủ yếu ở Quảng Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) và một số địa phương khác.

  • Lịch sử: Người Ngái gốc ở Ngũ Động, huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); sống tập trung ở Móng Cái, Quảng Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) và một số địa phương thuộc các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Tuyên... Từ Ngái là biến âm của chữ Ngải (Ngã) nghĩa là tôi; từ chữ Hán-Việt là Ngại; tiếng Quảng Đông là Ngài; còn người Ngái đọc là Ngải. Người Ngái còn tự gọi mình là Sán Ngải có nghĩa là “người ở rừng”, điều đó phản ánh địa điểm cư trú xưa kia cũng như hiện nay của họ. Đây là một trong những cư dân có mặt sớm ở Việt Nam, tự coi mình là cư dân bản địa “pủn tì nhằn”.

Trang phục dân tộc Ngái. (Ảnh: Thành Đạt/Báo Nhân Dân)

Dân tộc Ngái

Dân tộc Ngái thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, gồm các nhóm Sín, Lê, Hắc Cá... phần lớn cư trú ở vùng trung du, ven biển, với điều kiện giao thông thuận tiện.