Thủ tướng Ô-xtrây-li-a X.Mo-ri-xơn tiêm vắc-xin Covid-19. Ảnh | INDAILY.COM.AU

Phục hồi kinh tế sau dịch bệnh

Bằng các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt, cùng với chiến dịch tiêm vắc-xin đang được triển khai, nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19 của Ô-xtrây-li-a đang thu về những kết quả khả quan.  Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đang thúc đẩy các kế hoạch phục hồi nền kinh tế. 

EU lỡ hẹn

Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), Liên hiệp châu Âu (EU) vừa cho biết, khối này không đạt được mục tiêu tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho 80% số người hơn 80 tuổi và nhân viên điều dưỡng vào cuối tháng 3 vừa qua.

Ngày hàn gắn!

Tòa nhà biểu tượng Empire State ở thành phố Niu Oóc được thắp sáng hai mầu đen và vàng. Người dùng mạng xã hội được khuyến khích gắn thẻ “StopAsianHate” (Chấm dứt thù ghét người châu Á), để lan tỏa tinh thần chống phân biệt chủng tộc. 26 thống đốc bang ra tuyên bố chung lên án bạo lực nhằm cộng đồng gốc Á. Những hoạt động nổi bật này đánh dấu Ngày hàn gắn và hành động quốc gia năm 2021 tại Mỹ, với thông điệp chấm dứt bạo lực với người Mỹ gốc châu Á.

Mắc núi, mắc sông!

Trên kênh ABC, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ A.May-ô-cát chuyển thông điệp của Tổng thống G.Bai-đơn tới những người có ý định vượt biên vào Mỹ: "Ðừng đến! Giờ không phải lúc. Ðó là hành trình nguy hiểm!". Các quan chức hàng đầu thị sát khu vực biên giới, công du Mê-hi-cô và các nước Trung Mỹ. Nhà trắng cũng chi tiền chạy quảng cáo trên mạng xã hội và đài phát thanh khắp khu vực, kêu gọi người di cư ở lại quê hương...

Hộ chiếu vắc-xin

Liên hiệp châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch cấp chứng nhận số về an toàn đi lại, nhằm giúp khôi phục hoạt động tự do di chuyển trong khối cho những công dân đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Người dân tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 khi đến một điểm du lịch ở thủ đô Rô-ma, I-ta-li-a. Ảnh | TÂN HOA XÃ

I-ta-li-a chật vật vượt qua sóng gió

I-ta-li-a là một trong số những quốc gia ở khu vực châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu khả quan, giới chức đất nước hình chiếc ủng tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế nhằm giảm sự lây nhiễm của vi-rút gây Covid-19, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tìm cách vực dậy nền kinh tế đang trên đà giảm sút.

Diễn đàn Doanh nghiệp Nam Phi - Ấn Độ. Ảnh: Muezhest.com

Nam Phi hướng đến thị trường châu Á

Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi N.Pan-đo cho biết, Chính phủ Nam Phi đã tạo được dấu ấn đáng kể tại các thị trường châu Á nhằm đưa nước này trở lại tốc độ tăng trưởng kinh tế như trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Kiểm soát vắc-xin

Chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đang được đẩy mạnh trên toàn cầu với những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, việc quản lý và kiểm soát loại "thần dược" quý hiếm này đang đặt ra nhiều vấn đề lớn.

Dấu mốc buồn đau

Khoảng một năm sau ngày ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được ghi nhận, hôm 22-2, con số này tại Mỹ đã chạm mốc 500 nghìn người, cao hơn ở bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào và chiếm khoảng một phần năm tổng số người trên thế giới chết vì vi-rút SARS-CoV-2.

Hy vọng mong manh

Hãng hàng không Airbus của châu Âu trong báo cáo vừa công bố đã bày tỏ hy vọng các dự án của hãng sẽ phục hồi vào năm 2021, sau khi bị thua lỗ 1,3 tỷ USD trong năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

“Hộ chiếu vắc-xin”

Một liên minh các công ty và tổ chức y tế có tiếng trên thế giới, trong đó có Mayo Clinic, Microsoft, Oracle và Salesforce, mới đây đã công bố sáng kiến cấp giấy chứng nhận vắc-xin, theo đó người được cấp chứng nhận này có thể sử dụng điện thoại thông minh để chứng thực việc họ đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.

Tránh “vết xe đổ”

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tê-đrốt Ghê-brây-ê-xút tiếp tục cảnh báo về "chủ nghĩa dân tộc vắc-xin", kêu gọi các nước giàu tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ về việc tích trữ dược phẩm và vắc-xin.

Bà Trần Tố Nga (giữa) tại buổi họp báo ở Paris trước khi diễn ra phiên tòa.

Bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Trần Tố Nga

Ngày 25-1, Tòa đại hình ở thành phố Évry (ngoại ô Paris) bắt đầu phiên tòa xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga, một Việt kiều tại Pháp, kiện các công ty hóa chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây ra thương tổn sức khỏe nghiêm trọng cho bà cũng như hàng triệu nạn nhân khác.

Cơ hội thay đổi

Mục tiêu “trung hòa các-bon” một lần nữa được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét nhắc lại, tại hội nghị bàn tròn Chuyển đổi năng lượng sạch, được tổ chức trực tuyến hôm 11-1. Ông Gu-tê-rét tuyên bố, để cân bằng lượng khí phát thải vào năm 2050, tất cả các nước cần đẩy nhanh chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Thế khó

Sau khi Bồ Ðào Nha nhận bàn giao chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên hiệp châu Âu (EU) từ Ðức vào đầu năm 2021, Thủ tướng Bồ Ðào Nha A.Cô-xta hôm 5-1 gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu S.Mi-sen tại thủ đô Li-xbon, đánh dấu sự khởi đầu của nhiệm kỳ sáu tháng giữ chức Chủ tịch Hội đồng EU của nước này.

Chung sức, đồng lòng

Trong thông điệp chào năm mới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét kêu gọi: Cùng nhau, chúng ta tạo dựng hòa bình, đẩy lùi đại dịch Covid-19, giải quyết khủng hoảng khí hậu và biến năm 2021 trở thành năm của sự hàn gắn!

Trừng phạt đồng minh

Thổ Nhĩ Kỳ vừa bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Ðạo luật chống kẻ thù của Mỹ thông qua hành động trừng phạt (CAATSA). Việc An-ca-ra trở thành đồng minh đầu tiên bị Oa-sinh-tơn áp luật trừng phạt kẻ thù đã kích hoạt đợt sóng gió mới trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với cả Mỹ lẫn NATO

Ngăn ngừa hiểm họa

Tổ chức Nghiên cứu vũ khí trong xung đột vừa công bố báo cáo cho biết, tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể đã xây dựng được một kho chứa vũ khí và khí tài quân sự lớn, trong đó có cả thuốc nổ và máy bay không người lái. IS mua được các thiết bị nêu trên trong bối cảnh chính phủ và các nhà cung cấp đã vô tình “nối giáo cho giặc” khi bỏ qua những dấu hiệu mua bán các nguyên liệu và thiết bị nguy hiểm này.

Kiểm soát vắc-xin

Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) M.Rai-ân vừa tuyên bố, việc cho ra đời một loạt vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ cho phép thế giới kiểm soát được đáng kể dịch bệnh vào năm 2021.

Nguy cơ “đại dịch nợ”

Trong thông điệp gửi Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét cảnh báo về "hiệu ứng đô-ni-nô" trong làn sóng các nền kinh tế phá sản do dịch Covid-19.

Hình phạt... xanh!

Trong nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) vừa đưa một sáng kiến thú vị: Nộp phạt bằng... trồng cây xanh!

Vòng xoáy áp lực

I-ta-li-a, Hung-ga-ri và Hà Lan trở thành các nước châu Âu mới nhất áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Ngày 3-11, Thủ tướng G.Côn-tê ký sắc lệnh giới nghiêm ban đêm áp dụng trên toàn I-ta-li-a; Thủ tướng V.Ô-ban tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Hung-ga-ri; còn Thủ tướng M.Rút-tơ ban bố phong tỏa bổ sung ở Hà Lan. Trước đó, các biện pháp hạn chế và phong tỏa được tái áp đặt hoặc siết chặt tại nhiều nước châu Âu, từ Pháp, Đức, Bỉ cho đến Anh và các nước Đông Âu.

Thành tựu lịch sử

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24-10 xác nhận, với việc On-đu-rát phê chuẩn, Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) đã hội đủ điều kiện cần thiết để có hiệu lực, dự kiến vào tháng 1-2021. Quốc gia Trung Mỹ này là thành viên thứ 50 phê chuẩn TPNW, giúp kích hoạt hiệu lực của bản hiệp ước lịch sử.

Rủi ro kép

Nhân Ngày Quốc tế xóa đói giảm nghèo (17-10), Tổng Thư ký Liên hợp quốc A.Gu-tê-rét một lần nữa hối thúc cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ những người phải sống trong nghèo khổ trên khắp thế giới.

Đòn bẩy thiếu lực

Nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ đang rất cần một “đòn bẩy” trong bối cảnh đà phục hồi khả quan, nhưng gói cứu trợ cũ đã cạn và thách thức phía trước còn nhiều.

Ðộc hành

Theo tuyên bố của chính quyền Mỹ, từ ngày 20-9, các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt với I-ran được khôi phục hoàn toàn. Oa-sinh-tơn còn dọa thiết lập hệ thống thứ cấp để trừng phạt các nước vi phạm lệnh cấm.

Giảm rủi ro

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) vừa công bố báo cáo nhắc lại tầm quan trọng của chất lượng môi trường đối với sức khỏe con người, nhất là tại châu Âu, vốn chịu nhiều rủi ro về môi trường, từ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, hóa chất đến tình trạng khí hậu cực đoan. 

Áp lực

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ vừa yêu cầu giới chức y tế công cộng ở 50 bang và năm thành phố lớn trên khắp nước Mỹ chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch phân phối vắc-xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, CDC không nêu chi tiết về loại vắc-xin, cũng không đề cập thời điểm triển khai, mà chỉ thông báo "vắc-xin sẽ sớm được đưa vào sử dụng".

Mục tiêu an toàn

Tháng 9 là thời điểm khởi đầu năm học mới ở nhiều nước trên thế giới. Ngày khai trường đến rất gần, song vì dịch Covid-19, nhiều nước vẫn chưa thể quyết định mở cửa trường học.

back to top