THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên và trở thành “mái nhà chung” của 10 quốc gia Đông Nam Á.

Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. 

ASEAN được đánh giá là tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới.

(Đồ họa: Hoàng Hà)

(Đồ họa: Hoàng Hà)

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Quá trình ASEAN trở thành tổ chức khu vực gồm 10 thành viên diễn ra như thế nào?

ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố Bangkok, với 5 thành viên ban đầu gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy hợp...

ASEAN có những dấu mốc quan trọng nào trong quá trình hình thành và phát triển?

Trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967, với 5 thành viên. ASEAN ra đời nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên...

Lá cờ ASEAN mang ý nghĩa gì?

Lá cờ ASEAN đại diện cho một ASEAN năng động, thống nhất, hòa bình và ổn định. Màu sắc của lá cờ gồm có màu xanh, đỏ, trắng và vàng, đại diện cho các màu chính của quốc kỳ các nước thành viên ASEAN. Màu xanh đại diện cho sự hòa bình và ổn định. Màu đỏ...

Cộng đồng ASEAN được hình thành như thế nào?

Ý tưởng về xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn ngay từ Tuyên bố Bangkok, thể hiện qua mục tiêu “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á”. Ý tưởng tiếp tục được thể hiện ở...

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?

Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN được thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ...

ASEAN hoạt động dựa trên phương thức nào?    

Phương thức ra quyết định của ASEAN là tham vấn và đồng thuận. Mọi vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên và quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên nhất trí hoặc...

"Con đường ASEAN" (Tên tiếng Anh: THE ASEAN WAY) là bài ca chính thức của ASEAN. (Nguồn: Asean.org)

"Con đường ASEAN" (Tên tiếng Anh: THE ASEAN WAY) là bài ca chính thức của ASEAN. (Nguồn: Asean.org)

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức của ASEAN phát triển như thế nào?

Khi ASEAN ra đời năm 1967, Hiệp hội chưa có một nguyên tắc hoạt động cụ thể bởi Tuyên bố Bangkok...

Bộ máy hoạt động của ASEAN gồm những cơ quan nào?   

Theo Hiến chương ASEAN, bộ máy hoạt động của ASEAN hiện nay gồm có các cơ quan sau..

ASEAN có những cơ chế hợp tác nào với đối tác?

Tiến trình ASEAN+1 là khuôn khổ hợp tác song phương của ASEAN với từng đối tác bên ngoài. Đây là khuôn khổ hợp tác ngoài khối được thành lập sớm nhất của ASEAN. Hiện nay, ASEAN duy trì quan hệ với 11 đối tác đối thoại, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Anh....

THÀNH TỰU NỔI BẬT

Những thành tựu nổi bật nào ASEAN đã đạt được?

Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN tạo dựng được một nền tảng hợp tác vững chắc; đạt được mức độ liên kết và hội nhập nhất định trong tất cả các lĩnh vực; xây dựng được hệ thống thể chế ban đầu...

Những thách thức nào ASEAN phải đối mặt?   

Những khó khăn chủ quan và các thách thức từ bên ngoài, như tác động của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các thách thức an ninh khu vực, các điểm nóng tiếp tục thu hút sự can dự của bên ngoài vào...

Ngày xuất bản: 6/8/2022
Tổ chức thực hiện: CHU HỒNG THẮNG - PHẠM TRƯỜNG SƠN
Nội dung: SƠN NINH - MINH ANH
Trình bày: HOÀNG HÀ
Nguồn tư liệu: Bộ Ngoại giao, ASEAN.ORG