XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TỒN TẠI

Tổng Giám đốc CTCP DNP Holding Hoàng Anh Tuấn cho rằng xây dựng thương hiệu quốc gia là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Vận dụng hiệu quả, thương hiệu quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, điều kiện cần thiết để các ngành, các doanh nghiệp và sản phẩm phát triển bền vững.

Thương hiệu Việt:
sức mạnh mềm của quốc gia

Trong không gian toàn cầu hóa ngày nay, thương hiệu sản phẩm của một quốc gia chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh. Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì việc xây dựng thương hiệu càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng, nó trở thành sức mạnh mềm thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trong bối cảnh đó, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ra đời năm 2003 nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh Việt Nam - quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ra đời năm 2003 nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh Việt Nam - quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đến nay, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Có thể kể đến những cái tên như Viettel - Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu; Công ty cổ phần ô-tô Trường Hải (Thaco) đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN; Công ty CP Sữa TH, doanh nghiệp đầu tiên có được “giấy thông hành” đi vào thị trường Trung Quốc, thị trường có lượng tiêu thụ sữa đứng thứ hai thế giới…

Nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2020, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên đạt hơn 12,6 tỷ USD, trong đó 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, như Viettel, Vinamilk, Thaco, Hòa Phát, Habeco, Vietcombank, PNJ, Vietnam Airlines, Nutifood, Cadivi, Viglacera, Saigontourist…

Theo tổ chức Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 11%, từ 388tỷ USD năm 2021 lên 431 tỷ USD năm 2022, đồng thời Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022).

Theo tổ chức Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 11%, từ 388tỷ USD năm 2021 lên 431 tỷ USD năm 2022, đồng thời Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022). Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang ngày càng được nhận định là điểm đến đầu tư an toàn và ổn định, kéo theo đó là hàng loạt nhà sản xuất quốc tế chuyển hướng sang Việt Nam.

Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021 do Brand Finance thực hiện, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng vào năm 2021 và tăng lên vị trí 32 vào năm 2022.

Việt Nam hiện đã trở thành điểm đến tiềm năng và hấp dẫn của nhiều “ông lớn” công nghệ, công nghiệp thế giới như Apple, Google, Samsung, Foxconn và Luxshare Precision... Cùng lúc đó, nhiều tập đoàn Việt Nam như Viettel, Vinamilk, Hòa Phát… hay nhiều sản phẩm nội như cà-phê Trung Nguyên, gạo ST24, ST25… đã vươn ra thị trường thế giới và được người tiêu dùng quốc tế đón nhận.

Có thể nói, Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình trên bản đồ thương hiệu thế giới và đây là trợ lực, là nguồn sức mạnh mềm để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, qua đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

DNP và khát vọng
nâng tầm vị thế
thương hiệu Việt

Vinh dự nằm trong số 172 doanh nghiệp được công nhận Thương hiệu Quốc gia năm 2022, DNP cùng lúc có 3 sản phẩm thuộc lĩnh vực trụ cột: Vật tư ngành nước (Nhựa Đồng Nai), gạch ngói xây dựng (CMC), sản phẩm gia dụng tiện ích (Inochi/thuộc Tân Phú Việt Nam) được vinh danh.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao biểu trưng cho đại diện Công ty CP DNP Holding đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao biểu trưng cho đại diện Công ty CP DNP Holding đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Tổng giám đốc CTCP DNP Holding cho biết, để đạt được thành tựu trên, ngay từ đầu, DNP đã đề ra một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu một cách dài hơi, bao trùm từ nhận thức đến mục tiêu, định hướng, cách thức,...

Theo Tổng Giám đốc DNP Holding, doanh nghiệp của ông luôn ý thức tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Giá trị thương hiệu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong chuỗi giá trị, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao thương kinh doanh quốc tế được mở rộng.

Hệ thống xử lý nước sạch tại nhà máy DNP Bắc Giang

Hệ thống xử lý nước sạch tại nhà máy DNP Bắc Giang

Với sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu Việt, DNP tập trung sản xuất các sản phẩm thiết yếu của xã hội trong các lĩnh vực cốt lõi là nước sạch và môi trường, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng cao cấp và bao bì. DNP đã có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội trong các lĩnh vực mà mình tham gia:

  • CMC cung cấp ra thị trường gạch ốp lát và ngói tráng men 26 triệu m2 /hằng năm.
  • Inochi cung cấp hơn 700 SKU sản phẩm đồ gia dụng cao cấp, tổng công suất lên tới 350 tấn/tháng, hiện diện trên 55 showroom và cửa hàng liên kết trên toàn quốc.
  • Nhựa Đồng Nai cung cấp hơn 5.000 tấn ống nhựa và phụ kiện/ tháng, cung cấp các giải pháp tuyến ống cấp thoát nước, góp phần giải quyết các thách thức ngày càng gia tăng về nguồn nước, tại các công trình hạ tầng cấp thoát nước trọng điểm quốc gia và hệ thống cơ điện MEP tòa nhà cao tầng.

DNP Water với tổng công suất cấp thoát nước 1.000.000 m2 ngày/ đêm, phục vụ cho 500.000 khách hàng tại 11 tỉnh thành trên cả nước.Đặc biệt, DNP Water đang tiên phong phát triển các các giải pháp cấp nước tại các khu vực khó khăn, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, miền núi cao, vùng xa như Đồng bằng Sông Cửu Long, Sa Pa, Quảng Bình,...

Trong xu thế toàn cầu hóa, giao thương kinh doanh quốc tế sâu rộng, nền tảng sản xuất, kỹ thuật sản xuất được chia sẻ rộng rãi và dễ dàng tiếp cận, làm gia công đơn thuần sẽ nhanh chóng bị bão hòa và bị trả giá ngày càng thấp. Theo đó, xây dựng thương hiệu là điều kiện tiên quyết để tồn tại và là nền tảng cho phát triển bền vững. Nói cách khác, giữ được thương hiệu mới giữ được phần giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi sản xuất trong doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Tổng Giám đốc DNP Holding

Tổng Giám đốc DNP Holding cho biết, với khát vọng nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt ở thị trường trong nước cũng như quốc tế và quyết tâm gìn giữ thương hiệu, gìn giữ thành quả đạt được, DNP liên tục đổi mới sáng tạo, tiên phong đột phá bằng các hành động thiết thực, và đạt được nhiều kết quả cụ thể.

Các lãnh đạo của CTCP DNP Holding tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 diễn ra tối 2/11.

Các lãnh đạo của CTCP DNP Holding tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 diễn ra tối 2/11.

Điển hình là CMC đã phát triển công nghệ vi tinh thấm muối tan kim cương lần đầu tiên tại Việt Nam và được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cấp bằng sáng chế. Nhựa Đồng Nai tiên phong ứng dụng sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, là nhà sản xuất ống phụ kiện đầu tiên của Việt Nam được Quốc tế công nhận chuẩn Green Buidling, do Hội đồng công trình Singapore (SCBC) cấp. Ngoài ra, sản phẩm đồ gia dụng Inochi được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam được thị trường quốc tế (Úc và Mỹ) chấp nhận.

CMC đã phát triển công nghệ vi tinh thấm muối tan kim cương lần đầu tiên tại Việt Nam và được Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cấp bằng sáng chế.

Sản phẩm gia dụng cao cấp Inochi được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Úc... Với thiết kế tinh tế, tiện dụng, an toàn cho sức khỏe, Inochi đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều khách hàng yêu thích phong cách sống tối giản.

Nhựa Đồng Nai tiên phong ứng dụng sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, là nhà sản xuất ống phụ kiện đầu tiên của Việt Nam được Quốc tế công nhận chuẩn Green Buidling, do Hội đồng công trình Singapore (SCBC) cấp.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân về vấn đề bảo tồn và phát huy thương hiệu quốc gia, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, DNP cam kết theo đuổi sứ mệnh nâng cao vị thế thương hiệu Việt bằng chiến lược bền vững, chương trình hành động quyết liệt. Đó là phải làm chủ công nghệ nhằm gia tăng tỷ lệ sản xuất nội địa, thay thế hàng hóa ngoại nhập: đa dạng hóa vật liệu đồ gia dụng (gốm, sứ, thủy tinh), phát triển sản phẩm ngói tráng men,… Lấy khách hàng làm trung tâm, cam kết tập trung nguồn lực vào giải quyết các thách thức về nguồn nước, nhu cầu vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng, tiêu dùng hộ gia đình trong xu thế đô thị hóa cao.

Tổng Giám đốc CTCP DNP Holding cho rằng xây dựng thương hiệu quốc gia là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Vận dụng hiệu quả, thương hiệu quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, điều kiện cần thiết để các ngành, các doanh nghiệp và sản phẩm phát triển bền vững.

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam bằng bản lĩnh, trí tuệ, tư duy sáng tạo, tinh thần đổi mới và trách nhiệm với đất nước, cùng đội ngũ người lao động đoàn kết, gắn bó, sẻ chia vẫn luôn vững vàng, mạnh mẽ, nỗ lực vượt khó, duy trì, thúc đẩy sản xuất, giữ vững thị trường nội địa và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho những thành quả chung của đất nước chúng ta.

Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia nói riêng không chỉ thể hiện xuất sắc ở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, mà còn nêu cao tinh thần trách nhiệm xã hội, chung tay cùng với cả nước phòng, chống đại dịch Covid-19, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lụt và nhiều hoạt động, nghĩa cử cao đẹp khác; thể hiện giá trị nhân văn, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

DNP và mỗi doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cần ý thức được mình là những nhân tố quan trọng tham gia thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển, là "đại sứ" đưa hình ảnh về quốc gia với sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng cao vươn ra thế giới, qua đó góp phần củng cố vững chắc vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao biểu trưng cho các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao biểu trưng cho các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Item 1 of 2

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao biểu trưng cho các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao biểu trưng cho các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.

Tổ chức: NGỌC THANH-VIỆT ANH
Thực hiện: LÊ TRẦN LONG-KHÁNH GIANG
Trình bày: SONG THU
Ngày xuất bản: 31/12/2023