TỪ “ĐỐM LỬA NHỎ” ĐẾN "VẾT DẦU LOANG"

Biến chủng Delta có mặt tại TP Hồ Chí Minh cuối tháng 5, và chỉ cần nửa tháng đã tấn công vào 22 quận, huyện của thành phố, ngấm sâu vào cộng đồng, khu công nghiệp, các bệnh viện, rồi theo dòng người hồi hương lan ra các tỉnh miền nam và cả nước. Mọi sự chủ động, kinh nghiệm có được từ 3 đợt dịch trước, trở nên bối rối và không phù hợp trước sự nguy hiểm của biến chủng mới virus SARS-CoV-2, khiến cho sự lây lan và tác hại của nó dường như có lúc không thể kiểm soát...

CUỘC XÂM NHẬP ÂM THẦM VÀ NGUY HIỂM

Sống trong con hẻm 639/73/4/22 Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh), có gia đình bà Lê Thị Thiệt, 63 tuổi, bị suy thận phải lọc máu 13 năm nay. Mỗi tuần ba lần, chồng bà chở bà đi chạy thận. Mặc dù lần nào vào viện cũng phải xét nghiệm Covid-19, về nhà sát khuẩn, xông mặt bằng sả, lá chanh, nhưng rồi một ngày, bà nhận được kết quả test nhanh dương tính. Bệnh viện tư mà bà vẫn chạy thận thông báo không đủ điều kiện tiếp tục điều trị cho bệnh nhân bị Covid-19, bà phải tạm dừng việc chạy thận. 

Những ngày tháng 8, bà con trong con hẻm nghèo ấy sống co cụm và bao bọc lẫn nhau trong không khí căng thẳng sợ hãi luôn bao trùm. Bà Thiệt là bệnh nhân đầu tiên của hẻm, và mặc dù việc hỗ trợ thực phẩm cho nhà bà thì cả hẻm xúm vào lo được, nhưng những người hàng xóm tốt bụng rất lo lắng khi nhà bà Thiệt không có biển hiệu treo theo quy định, không được căng dây cảnh báo, không ai đến sát khuẩn hay hướng dẫn cách ly y tế, cũng không có ai hỗ trợ bà chạy thận. Những người hàng xóm chỉ biết gọi điện hỏi thăm thì ông Phạm Văn Tư (63 tuổi, chồng bà Thiệt) vẫn bảo bà “đang xông, ăn cơm bình thường”. Thế nhưng bà trở mệt rất nhanh, rồi khó thở. Một phóng viên sống trong hẻm gọi điện thoại đến bác sĩ và bệnh viện quen, nhưng đều nhận câu trả lời “hết chỗ”. Và bà Thiệt, một F0 đang chuyển nặng, có bệnh nền vẫn phải ở nhà tự chữa bệnh.

Ngày hôm sau, người chồng tội nghiệp của bà Thiệt chạy xe máy đi test nhanh Covid-19. Nhìn thấy ánh mắt thất thần của ông Tư, mọi người đều như dự cảm điều chẳng lành. Nhà hàng xóm bất lực thấy ông dìu bà liêu xiêu cách có 5 mét mà như xa hàng trăm dặm. Đến trưa, ông báo cho phóng viên: “Chú dính Covid-19 luôn rồi con”.

Vậy là hai vợ chồng ông Tư, bà Thiệt đều dương tính.

Sau hơn 2 ngày không được hỗ trợ chạy thận và điều trị Covid-19, bà Thiệt mất tại nhà. Ông Tư vừa tự điều trị, vừa gắng dậy làm đám tang cho vợ. Những người hàng xóm sợ hãi đứng từ xa nhìn chiếc quan tài bà Thiệt được khiêng qua hẻm nhỏ.

Chỉ sau hai ngày bị nhiễm Covid-19, bà Thiệt ra đi, để lại người chồng một mình sống nhờ sự trợ giúp của những người hàng xóm.

Chỉ sau hai ngày bị nhiễm Covid-19, bà Thiệt ra đi, để lại người chồng một mình sống nhờ sự trợ giúp của những người hàng xóm.

Nhớ lại những ngày cuối tháng 4, TP Hồ Chí Minh vẫn đang trong tình thế chủ động và các ca bệnh được phát hiện nhỏ lẻ. Lường trước sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi tình hình dịch ở các nước châu Á, khu vực và đặc biệt là các nước láng giềng trong thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4 hết sức phức tạp, UBND TP Hồ Chí Minh quyết định dừng việc bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 để tránh tập trung đông người. Thành phố đã phát đi nhiều cảnh báo người dân về nguy cơ dịch tái bùng phát sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, đã nắm được có hơn 3.000 lượt người bệnh cần tầm soát Covid-19 trong ngày đi làm đầu tiên khi có các triệu chứng như ho, sốt,… hoặc từng đến những vùng có dịch tễ để có kịch bản ứng phó cho việc cách ly tập trung. Tuy nhiên, điều lo sợ từ nguồn lây của “biển người” đi du lịch trở về đã thành sự thật khi một ổ dịch bùng phát tại Gò Vấp, lây lan cho hàng trăm người để đến ngày 30/5 đã ghi nhận 427 ca dương tính liên quan ổ dịch này.

Cuối tháng 5, thành phố phát hiện những ca bệnh đầu tiên thuộc nhóm truyền giáo tại phường 3, quận Gò Vấp và nhanh chóng trở thành một chuỗi lây nhiễm lớn nhất mang biến chủng Delta. Từ ổ dịch này xuất hiện các chuỗi nhánh lớn, gồm: Khách sạn Sheraton quận 1 với 12 ca xác định mắc bệnh; chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên số 104 Phổ Quang (Tân Bình ) với 34 ca xác định mắc bệnh; Trường Mầm non song ngữ KID TOWN (quận 12) với 26 ca xác định mắc bệnh; Khu nhà trọ hẻm 80/59/80A Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp xác định 22 ca mắc bệnh...

Biến chủng Delta chiếm 100% ca nhiễm tại TP Hồ Chí Minh trong đợt dịch thứ tư. Biến chủng có đặc điểm tăng 175% khả năng bám dính vào niêm mạc đường hô hấp so với chủng gốc, phát tán mầm bệnh ra môi trường nhanh. Trong 48 giờ, lượng virus gia tăng trong dịch đường hô hấp cao hơn 1.260 lần so với chủng cũ, chu kỳ lây nhiễm rút ngắn chỉ còn 2-3 ngày, cá biệt có trường hợp chỉ 1 ngày đã lây lan. Tỷ lệ bệnh nặng cao hơn 234%, tỷ lệ tử vong cao hơn 132% so với chủng cũ.

Đánh giá về ổ dịch ở nhóm truyền giáo Phục Hưng,  tại cuộc họp với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh ngày 1/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận định: “Ổ dịch Covid-19 nhóm truyền giáo Phục Hưng có thể đã trải qua 4 - 5 chu kỳ lây nhiễm và đã thấm sâu vào cộng đồng. Đây là ổ dịch có mức độ nguy hiểm nhất, khó kiểm soát so với các đợt bùng phát từ trước đến nay tại TP Hồ Chí Minh. Biến chủng virus SARS-CoV-2 lần này không chỉ lây qua đường nước bọt, mà còn lây qua đường không khí và không chỉ khiến số lượng người nhiễm nhiều hơn đợt dịch lần trước, mà biến chủng lần này còn khiến bệnh nặng hơn, xuất hiện các ca tử vong”.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 9/7 đến 15/10.

LÂY LAN DIỆN RỘNG, HỆ THỐNG ĐIỀU TRỊ QUÁ TẢI

Với tốc độ lây lan nhanh của chủng Delta, từ những “đốm lửa nhỏ” tại các ổ dịch mới phát hiện, dịch đã chanh chóng lan rộng. Đến 14/6, 22 quận, huyện, TP Thủ Đức đều ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch lần thứ 4. Nhiều ca nhiễm không rõ nguồn lây, trong đó, không ít trường hợp F3, F4, thậm chí F5 “bỗng dưng” trở thành F0 khi dịch bệnh đã lan rộng và thấm sâu vào cộng đồng.

Khác hoàn toàn với những đợt dịch trước và khác với mọi cuộc chiến chống dịch ở các tỉnh, thành phố đã vượt qua được với biến chủng Delta, cuộc chiến chống Covid-19 của TP Hồ Chí Minh đối mặt với muôn vàn thách thức. Tình hình ngày càng nguy cấp hơn khi suốt tháng 6 và tháng 7, mỗi ngày có vài trăm đến hàng nghìn ca nhiễm mới. Cá biệt ngày 27/7, toàn thành phố có thêm 4.400 ca với hàng chục người tử vong/ngày. Hàng chục bệnh viện dã chiến thành lập chỉ trong vài ngày; nhiều bệnh viện trở thành “tuyến cuối” điều trị F0 nặng…

Từ đầu tháng 7, số ca nhiễm trên địa bàn thành phố bắt đầu tăng mạnh, trung bình mỗi ngày phát hiện 500 - 600 trường hợp nhiễm mới. Số ca bệnh trong cộng đồng tăng hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám tại các cơ sở y tế. Điều này cho thấy, tác nhân gây bệnh đã có ở khắp thành phố. Tháng 8, mỗi ngày Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận hàng nghìn trường hợp nhiễm mới và đau lòng là số tử vong đều trên dưới 300 ca/ngày. Số ca bệnh được ghi nhận trên hệ thống kiểm soát bệnh dịch luôn luôn lập kỷ lục, ngày hôm sau cao hơn hôm trước. Đỉnh điểm là ngày 10/9 với 7.319 ca mắc mới. Đến ngày 15/10, thành phố có tổng cộng 415.875 ca nhiễm Covid-19 và đã có 16.093 ca tử vong.

"TP Hồ Chí Minh đã trải qua những ngày khó khăn chưa từng có trong lịch sử của dịch bệnh, nhất là trong khoảng thời gian từ 15/7 đến 15/9 khi dịch bệnh đã thấm sâu vào cộng đồng.Giai đoạn đầu vào tháng 5/2021, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng ở cấp độ 1, tức là dưới 20 ca mắc/100.000 dân/tuần. Chỉ sau 1 tuần đã chuyển sang cấp độ 2, từ 20-50 ca mắc/100.000 dân/tuần. Số ca mắc trong tuần tăng nhanh từ 1.674 ca/tuần lên 3.317 ca/tuần, tử vong tăng từ 7 ca/tuần lên 20 ca/tuần. Dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng và chuyển sang cấp độ 3 từ ngày 7/7. Đây cũng là thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất, số ca mắc mới mỗi ngày vượt con số 3.000.Dịch bệnh lây lan rất nhanh và thành phố chuyển sang cấp độ 4 với hơn 150 ca/100.000 dân/ngày. Số ca nhập viện tăng nhanh từ 3.317 ca/tuần đến 11.069 ca/tuần, số ca tử vong cũng tăng nhanh mỗi ngày. Tất cả bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị trên địa bàn thành phố đều quá tải, tình hình tử vong vẫn tiếp tục tăng cao lên đến 2.105 ca/tuần, từ 18/8 đến 24/8.Ngày cao điểm về số ca nhiễm chính là 28/8, khi đó số ca mắc mới lên đến 17.403 ca, cùng lúc đó thành phố phải chăm sóc cho hơn 104.000 F0, trong đó có gần 40.000 F0 nặng" - PGS, TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết.

Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức) là bệnh viện lớn nhất chữa những ca Covid-19 nguy kịch ở TP Hồ Chí Minh với 800 giường bệnh. Là người gắn bó với nơi này ngay từ những ngày đầu, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Quang Đại, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Trưởng khoa 4A, Bệnh viện hồi sức Covid-19 đã chứng kiến sự khốc liệt của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này. Bác sĩ Đại tâm sự, anh từng tham gia chi viện cho các vùng tâm dịch ở Đà Nẵng, Bắc Giang, nhưng đợt dịch bùng phát tại TP Hồ Chí Minh lần này khủng khiếp nhất. Số ca bệnh nặng cứ dồn dập đưa về từ ngày này sang ngày khác khiến cho lực lượng nhân viên y tế ở đây đều phải căng sức làm việc.

Bác sĩ khám cho các bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Trường THPT Phú Nhuận. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Bác sĩ khám cho các bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Trường THPT Phú Nhuận. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Công tác khám sàng lọc diễn ra khẩn trương.

Công tác khám sàng lọc diễn ra khẩn trương.

Bệnh viện Hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Việt Đức những ngày đầu tiên tiếp đón rất nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Bệnh viện Hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Việt Đức những ngày đầu tiên tiếp đón rất nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Rất đông người dân tập trung tại chợ Bình Điền để được lấy mẫu xét nghiệm trưa 5/7. Ảnh: Dân trí

Rất đông người dân tập trung tại chợ Bình Điền để được lấy mẫu xét nghiệm trưa 5/7. Ảnh: Dân trí

Dòng người đổ về các quê đã mang theo virus lây lan ra các địa phương.

Dòng người đổ về các quê đã mang theo virus lây lan ra các địa phương.

Item 1 of 5

Bác sĩ khám cho các bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Trường THPT Phú Nhuận. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Bác sĩ khám cho các bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Trường THPT Phú Nhuận. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Công tác khám sàng lọc diễn ra khẩn trương.

Công tác khám sàng lọc diễn ra khẩn trương.

Bệnh viện Hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Việt Đức những ngày đầu tiên tiếp đón rất nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Bệnh viện Hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Việt Đức những ngày đầu tiên tiếp đón rất nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Rất đông người dân tập trung tại chợ Bình Điền để được lấy mẫu xét nghiệm trưa 5/7. Ảnh: Dân trí

Rất đông người dân tập trung tại chợ Bình Điền để được lấy mẫu xét nghiệm trưa 5/7. Ảnh: Dân trí

Dòng người đổ về các quê đã mang theo virus lây lan ra các địa phương.

Dòng người đổ về các quê đã mang theo virus lây lan ra các địa phương.

Tình trạng đó cũng xảy ra ở các bệnh viện điều trị Covid-19 vừa mới lập nên trong thành phố. Có những ngày, bệnh nhân phải xếp hàng dài chờ đến lượt ngoài cổng khám. Bác sĩ, điều dưỡng chạy hết tốc lực cứu bệnh nhân. Nhiều ca trở nặng nhanh chóng. Nhiều F0 mất tại nhà không kịp trở tay...

Đêm trong thành phố vắng lặng, những ngọn đèn và các máy đo chỉ số sinh tồn của bệnh nhân cũng luôn bật sáng ở những bệnh viện như nơi bác sĩ Đại làm việc. Những chiến sĩ áo trắng căn từng giây, từng phút hối hả giành giật sự sống cho những bệnh nhân nguy kịch, dù biết cơ hội sống của họ rất mong manh.

“Mỗi lần chúng tôi thành lập một khoa ở bệnh viện thì ngay lập tức khoa đó nhận đầy bệnh nhân. Chúng tôi liền “set up” khoa khác thì tình hình vẫn như thế, bệnh nhân nặng, nguy kịch lại được phủ kín ngay lập tức”.
Bác sĩ CK2 Huỳnh Quang Đại, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Trưởng khoa 4A, Bệnh viện hồi sức Covid-19

Trong tháng 8 căng thẳng ấy, con hẻm nơi gia đình bà Thiệt sinh sống lần lượt có thêm các ca F0 mới, đó là bà Lưu Thị Kim Cúc (70 tuổi) và ông Võ Tấn Bền (72 tuổi) thuê trọ tại địa chỉ 639/73/4 cùng với đứa cháu gái Võ Phương Anh. Và khi họ âm tính thì cũng là lúc hẻm nhỏ xuất hiện 44 F0 mới, chỉ sau 1 lần test. Sau đó 3 ngày, thêm 22 F0 xuất hiện tiếp cũng bằng test nhanh. Từ 1 ca bệnh, lửa dịch đã bùng lên trong con hẻm nhỏ với tổng số cuối tháng 8 là hơn 110 F0, chỉ trong một khu lao động.

Nếu như cái chết đầu tiên của bà Thiệt làm cả hẻm run sợ, đám tang cũng chỉ có vài đạo tỳ khiêng quan tài thì đến đám tang thứ hai mọi người đã bớt đi nỗi hãi hùng và đám tang thứ tư, thứ năm thì họ quen dần. Ông Tư, bà Cúc, ông Bền, cháu Phương Anh… hết sợ hãi, ra phụ láng giềng các thủ tục nhang khói…

“VẾT DẦU LOANG” LAN RỘNG CẢ NƯỚC

Đặng Khoa Lai (45 tuổi, ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) - mã số định danh bệnh nhân Covid-19 6.325 được Bộ Y tế công bố chiều 27/5 - là người đầu tiên mang “đốm lửa” từ TP Hồ Chí Minh sang tỉnh giáp ranh Long An.  Anh Lai làm đầu bếp tại khách sạn Sheraton (88, Đồng Khởi, quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã tiếp xúc gần một đồng nghiệp có liên quan đến chùm ca bệnh tại điểm Truyền giáo Phục Hưng (quận Gò Vấp).

Gặp lại anh Đặng Khoa Lai cùng gia đình vào những ngày cuối tháng 10 tại ngôi nhà nằm trong con hẻm nhỏ ở ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, anh kể: “Sáng 27/5, tôi nhận điện thoại từ bác sĩ phụ trách y tế tại khách sạn thông báo đồng nghiệp làm chung mắc Covid-19. Đồng nghiệp F0 thì bản thân mình là F1 vì ngày 26/5 có ngồi ăn cơm chung bàn, tiếp xúc gần với người này. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ mình là F1, các thành viên trong nhà là F2.  Tôi được đưa đi cách ly ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.  Xe đang chạy ngon trớn thì lái xe quay đầu xe, dừng lại bên đường, điện thoại một lúc, rồi quay xe chạy về lại Bệnh viện huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tôi được đưa vào khu điều trị bệnh nhân Covid-19. 7 người trong gia đình đưa sang khu cách ly F1 tại bệnh viện. Đến chiều tối, lãnh đạo huyện Cần Giuộc thông báo, tôi đã nhiễm Covid-19”.

Từ Bệnh viện Cần Giuộc, anh Lai xuất hiện các triệu chứng nặng nên được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Trải qua những ngày khủng hoảng tinh thần vì lo sợ, anh Lai được chuyển về Bệnh viện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Và sau 28 ngày điều trị tại 3 bệnh viện, kết quả xét nghiệm rRT-PCR 3 lần âm tính, ngày 27/6, anh được xuất viện về nhà đoàn tụ với gia đình.

TP Hồ Chí Minh triển khai theo dõi, điều trị F0 tại nhà.

TP Hồ Chí Minh triển khai theo dõi, điều trị F0 tại nhà.

Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Nguyễn Văn Chính cho biết, anh Đặng Khoa Lai là bệnh nhân mắc Covid-19 ghi nhận đầu tiên tại xã và cũng là ca bệnh đầu tiên trên địa bàn tỉnh Long An. Khi đó, địa phương đã áp dụng tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, nhanh chóng kiểm soát không lây ra cộng đồng.

Tuy nhiên, sang tháng 7, trên địa bàn xã xuất hiện ổ dịch mới do người từ xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh), là lái xe liên quan đến chợ đầu mối Bình Điền làm lây lan. Từ đây đã làm hơn 1.700 người dân trên địa bàn xã mắc Covid-19.

Để kịp thời ngăn chặn, khống chế dịch bệnh, UBND huyện Cần Giuộc đã quyết định thành lập 89 vùng cách ly y tế, cho tạm dừng hoạt động của hơn 160 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Long Hậu và sau đó chuyển sang phương án “3 tại chỗ”... Từ đó đến nay, Long An đã có hơn 33.000 người mắc Covid-19, điều trị khỏi hơn 31.100 người, gần 460 ca tử vong.

Ở cạnh TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai rơi vào thảm cảnh còn nặng nề hơn khi “lửa dịch” từ TP Hồ Chí Minh đã lan sâu và rộng. Cùng với 19 tỉnh, thành phố phía nam, 0 giờ ngày 9/7, Đồng Nai áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh. Lúc này, số ca nhiễm đang mới ở mức 128 ca, chủ yếu liên quan đến các ổ dịch chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh. Tưởng rằng việc áp dụng Chỉ thị 16 cùng với phong tỏa, cách ly trên diện rộng nhiều phường,  xã sẽ khống chế được dịch như kỳ vọng, trái lại, dịch tiếp tục bùng phát mạnh. Đến ngày 18/7, tỉnh Đồng Nai đã vượt mốc 1.000 ca bệnh. Và đến ngày 15/10, Đồng Nai đã có 55.708 ca nhiễm, có 503 người đã tử vong vì Covid-19, con số chưa từng hình dung trước đó.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Diễn biến dịch Covid-19 theo ngày trên cả nước trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến 15/10.

Nhưng Bình Dương mới là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tâm dịch TP Hồ Chí Minh. Vào 17 giờ ngày 29/6, Bình Dương ghi nhận 326 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tỉnh chuyển qua cấp độ 5, báo động mức cao nhất để tập trung biện pháp và nguồn lực kịp thời chống dịch. Tuy nhiên, Bình Dương đã không thể ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Đến ngày 20/7, tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương đều ghi nhận có ca bệnh. Dịch đã lây nhiễm vào nhiều công ty kế cận với các khu nhà trọ đông công nhân lưu trú. Thời điểm đó, Bình Dương có đến 42 ổ dịch, chuỗi lây nhiễm chưa được kiểm soát, trong đó có 20 ổ dịch trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ các ổ dịch tại TP Hồ Chí Minh và các ổ dịch còn lại chưa rõ nguồn lây được phát hiện qua test nhanh tại các cơ sở y tế.

Như vậy, vào tháng 7, dịch từ TP Hồ Chí Minh đã lây lan ra các tỉnh phía nam và chính các tỉnh, thành phố cũng đã có hiện tượng lây lan dịch lẫn nhau. Trước tình hình phức tạp đó, chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16, đối với 19 tỉnh, thành phố phía nam.

Dịch vẫn tiếp tục lây lan và số ca nhiễm tăng cao đồng loạt ở hầu hết các tỉnh miền nam. Cách TP Hồ Chí Minh hơn 800 km, Khánh Hòa, địa phương đang có hoạt động du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng trưởng khá cao cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề trước dịch bệnh. Hàng chục ngàn người lao động, học sinh, sinh viên làm việc, học tập tại TP Hồ Chí Minh có nhu cầu trở về Khánh Hòa. Và không nằm ngoài cơn lốc lây lan virus biến chủng mới, Khánh Hòa cũng đã trải qua những ngày đỉnh dịch với số cả nhiễm lên đến hàng trăm. Tổng số ca nhiễm của Khánh Hòa trong đợt dịch tính đến ngày 15/10 là 8.399 với 91 người tử vong.

Bên trong Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa, tỉnh Bình Dương đầu tháng 9/2021

Bên trong Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa, tỉnh Bình Dương đầu tháng 9/2021

Thực trạng đó cũng xảy ra tương tự với Đồng Tháp, Cần Thơ, và các tỉnh miền trung xa hơn như Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, lan ra Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An… và các tỉnh miền bắc như Phú Thọ, Vĩnh Phúc và… Hà Nội. Các địa phương này cũng chịu cảnh “đóng, mở” liên tục các hoạt động thiết yếu, thực hiện giãn cách xã hội  và đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát người về từ TP Hồ Chí Minh. Gánh nặng chi phí an sinh xã hội và bài toán giải quyết lao động trở về đặt lên vai các địa phương là vấn đề nan giải và cần phải giải quyết lâu dài.

Đặc biệt, từ sau 1/10, nhiều địa phương đã phải mở lại các khu cách ly vốn đã được đóng sau khi khống chế được dịch để đón dòng người trở về. Nhiều địa phương như Sóc Trăng, An Giang… có hàng chục nghìn người từ TP Hồ Chí Minh về khiến các khu cách ly lại một lần nữa quá tải. Những ngày cuối tháng 10, các ca bệnh được ghi nhận liên tiếp có nơi ở mức ba con số tại các tỉnh miền tây. Nguy cơ tái bùng dịch tại Đồng bằng sông Cửu Long một lần nữa được các chuyên gia cảnh báo.

Ở miền trung, hầu hết trong các gia đình đều có người đi làm ăn ở vùng kinh tế trọng điểm miền nam, người đi trước kéo người sau, tạo thành từng nhóm lao động đồng hương. Người lao động phổ thông vào miền nam tìm việc đã đành, người có học vấn, trình độ cũng đến TP Hồ Chí Minh tìm việc có thu nhập cao hơn. Trong dòng người nối ngày, nối tháng trở về quê bằng xe máy chạy xuyên ngày, xuyên đêm đó có Bùi Mạnh Tài, quê ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tài có trình độ cao đẳng xây dựng đang làm việc ổn định tại thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh thì bất ngờ dịch bệnh ập đến. Khu dân cư anh ở là ổ dịch, cuộc sống trong bốn bức tường phòng trọ càng thêm khó khăn, đầu tháng 8, Tài cùng vài người bạn đồng hương Quảng Bình quyết định chạy xe máy về quê. Dù may mắn không bị nhiễm bệnh và không mang mối đe dọa về cho quê nhà, nhưng về đến quê thì Tài.. thất nghiệp, lại phải loay hoay tìm đường kiếm việc.

Theo khảo sát sơ bộ của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, trong khoảng từ tháng 7 đến đầu tháng 10, có khoảng 850.000 người từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam trở về quê ở miền trung. Thành phố hiện có hơn 3 triệu người dân tạm trú. Dù dịch bệnh đã tạm lắng nhưng chừng nào kinh tế chưa thể phục hồi, an sinh xã hội và hệ thống y tế chưa vững chắc, vẫn còn đó âm ỉ những làn sóng di chuyển, kéo theo những hệ lụy lâu dài về kiểm soát dịch bệnh. 

Dịch bệnh lan rộng tạo gánh nặng lớn cho hệ thống điều trị.

Dịch bệnh lan rộng tạo gánh nặng lớn cho hệ thống điều trị.

Sự tác động khủng khiếp của virus SARS-CoV-2 chủng Delta còn in đậm mãi trong ký ức của nhiều người thành phố TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền nam, nhất là đối với những ai đã gắn bó lâu năm với vùng đất này. Nhà văn Trần Bảo Định, nay đã gần 80 tuổi, nhưng ông chưa bao giờ nhìn thấy nơi ông ở trở nên tiêu điều, hoang vắng như thế. Ông sống trong khu vực chợ Tân Định, nơi nổi tiếng sầm uất với kẻ bán người mua thuộc địa bàn quận 1, TP Hồ Chí Minh. Từ đầu tháng 7, khi những ca dương tính bắt đầu xuất hiện tại chợ, khu vực này nhanh chóng bị phong tỏa. Gia đình “ông già Nam Bộ nhiều chuyện” Trần Bảo Định may mắn là một trong những hộ ít ỏi ở khu vực chợ không bị Covid -19 tấn công. 

 “Suốt mấy tháng qua tôi chỉ ở trong nhà đọc sách, viết lách, không bước chân ra ngoài dù chân mình muốn đi dữ lắm. Ngày nào tôi cũng nghe tiếng xe cứu thương, tiếng chuột chạy, tiếng kêu của những con mèo hoang kéo đến sinh sống tại các sạp bỏ không trong chợ. Một cảnh tượng vắng lặng đáng sợ mà tôi chưa từng thấy ở khu vực từ mấy chục năm nay. Dịch bệnh lần này quả thật quá khủng khiếp, nó vượt quá sức tưởng tượng của bản thân tôi”, nhà văn Trần Bảo Định tâm sự.

Chỉ đạo thực hiện: NGUYỄN NGỌC THANH, LÊ NAM TƯ
Tổ chức sản xuất: DƯƠNG HỒNG LÂM, NGUYỄN HỒNG MINH, NGÔ VIỆT ANH
Nội dung: HỒNG LÂM, HỒNG MINH, BÍCH NGỌC, MINH ANH, MẠNH HẢO, HỒNG VÂN, THIÊN VƯƠNG, TRỊNH BÌNH, THANH GIANG, HƯƠNG GIANG, PHONG NGUYÊN, THANH PHONG
Ảnh: QUANG QUÝ, HẢI AN, HOÀNG TRIỀU, BỆNH VIỆN CHỢ RẪY, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Đồ hoạ: BÔNG MAI, ĐỨC DUY, DUY KHÁNH
Thiết kế trình bày: ĐĂNG PHI, BÔNG MAI, ANH NGỌC