QUẢNG TRỊ TỔ CHỨC

LỄ HỘI VÌ HÒA BÌNH

NHÂN LÊN KHÁT VỌNG HOÀ BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN

Lễ hội Vì Hòa bình có nội dung độc đáo, đặc sắc, với nhiều điểm nhấn riêng có sẽ diễn ra trong tháng 7 tri ân trên đất thiêng Quảng Trị vào năm 2024. Đây là lễ hội đầu tiên được tổ chức ở Quảng Trị, cũng là lễ hội đầu tiên của cả nước- một sự kiện tôn vinh giá trị của hoà bình, chuyển tải thông điệp về hoà bình của nhân dân Quảng Trị trong dòng chảy khát vọng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương chuẩn bị chu đáo lễ hội này. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị NGUYỄN ĐĂNG QUANG trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân về nội dung đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của lễ hội.

Di tích cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải- Vĩ tuyến 17 là biểu tượng cao nhất của khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.  

Di tích cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải- Vĩ tuyến 17 là biểu tượng cao nhất của khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.  

HÒA BÌNH NHƯ MỘT VƯỜN HOA ĐẬM HƯƠNG SẮC

Phóng viên: Thưa ông, đề nghị ông cho biết xuất phát từ hiện thực nào, tỉnh Quảng Trị đề xuất Chính phủ cho phép tổ chức lễ hội quan trọng này?

Đồng chí Nguyễn Đăng Quang: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu với nền độc lập, hòa bình của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử đã nêu rõ mọi người sinh ra đều được tạo hóa dành cho “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; điều này cũng được nêu trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc và trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ độc lập, hòa bình như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng vun đắp.

Ngày nay, phần lớn nhân loại sống trong hòa bình nhưng tình hình thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh, nhiều bất trắc khó lường, nền hòa bình của đất nước Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng tình hình của thế giới. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị mong muốn tổ chức lễ hội Vì Hòa bình 2024 là phù hợp với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối ngoại giao của Đảng, nhằm tôn vinh các giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp vì hòa bình của tỉnh Quảng Trị, của nhân dân Việt Nam đến các dân tộc yêu chuộng hòa bình thế giới, góp phần xây dựng nền hòa bình lâu dài, hướng đến phát triển bền vững.

Đề xuất của tỉnh về tổ chức một lễ hội mang thông điệp hoà bình đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương nhất trí cao, đồng thời nhận được sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Được lên ý tưởng và chuẩn bị từ năm 2019, đến ngày 29/5/2020, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ đồng ý chủ trương tổ chức một lễ hội với thông điệp hòa bình tại Quảng Trị; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 12/6/2020 cũng có văn bản đồng ý về việc tổ chức lễ hội Vì Hòa bình ở Quảng Trị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị cũng đã tổ chức nhiều phiên họp, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để tổ chức một lễ hội Vì Hoà bình tại Quảng Trị thật sự ý nghĩa.

Du khách Mỹ đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Du khách Mỹ đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Việt Nam, một quốc gia chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh khốc liệt với nhiều đau thương, mất mát cũng chính là quốc gia hiểu sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và quyết tâm hành động bảo vệ hòa bình. Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ tiêu biểu của đất nước Việt Nam, mảnh đất từng trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, chịu đựng nhiều hy sinh mất mát nên hoà bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Dựa theo phân loại tiêu chí của nhà giáo dục học và hoạt động hòa bình TS. Peter Vanden Dungen của Đại học Bradford, Vương quốc Anh, một thành phố/địa phương được xem xét, công nhận là thành phố/địa phương vì hòa bình cần hội đủ 1 trong 10 tiêu chí; đối chiếu với 10 tiêu chí này thì Quảng Trị đã có hơn 4/10.

Quảng Trị từng là Thủ phủ của Thuận Hóa, rồi Thuận Quảng (1558-1626) thời chúa Nguyễn đầu tiên về phương nam mở cõi; là kinh đô kháng chiến lâm thời của triều Nguyễn với Thành Tân Sở (1885-1888). Nơi có dòng sông Bến Hải- Vĩ tuyến 17, từ tháng 7/1954 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời giữa chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa rồi trở thành dòng sông chia đôi đất nước suốt 20 năm. Nơi có dòng sông Thạch Hãn như một chứng tích oai hùng của cuộc trao trả tù binh các bên sau Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho Việt Nam năm 1973. Nơi đặt trụ sở của Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam (1973-1975) có đến 43 đại sứ của 5 châu đến trình quốc thư. Quảng Trị là tiêu điểm của chiến tranh hủy diệt và mất mát gắn liền với những đau thương vô hạn của dân tộc. Hàng vạn người con thuộc nhiều thế hệ đã ngã xuống mảnh đất này vì hòa bình, độc lập dân tộc.

Hôm nay trên mảnh đất Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia, là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của hàng vạn người con đã anh dũng hy sinh vì hòa bình, độc lập của dân tộc; là nơi có nhiều nghĩa địa an táng những người đã ngã xuống trong chiến tranh. Mảnh đất này cũng là nơi gắn liền với các nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc như chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên; vua Hàm Nghi, Tổng Bí thư Lê Duẩn, những người suốt đời phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình. Đất lửa Quảng Trị đang từng ngày vun đắp cho vườn hoa hòa bình. Hòa bình, muôn thuở vẫn là tiếng gọi thiết tha nhất của nhân loại, càng tha thiết đến vô cùng với dân tộc Việt Nam, và với Quảng Trị để nói lên khát vọng hoà bình thì có lẽ không đâu bằng.

Bởi vậy, xét trên nhiều tiêu chí, Quảng Trị rất xứng đáng được tôn vinh là vùng đất vì hòa bình. Không nơi nào khác của Việt Nam xứng đáng hơn Quảng Trị để tổ chức lễ hội Vì Hòa bình. Hoà bình như một vườn hoa đầy hương sắc.    

Tượng đài khát vọng thống nhất ở bờ nam Cụm di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Tượng đài khát vọng thống nhất ở bờ nam Cụm di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Di tích cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải về đêm.

Di tích cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải về đêm.

Di tích quốc gịa địa đạo Vịnh Mốc ở huyện Vĩnh Linh.

Di tích quốc gịa địa đạo Vịnh Mốc ở huyện Vĩnh Linh.

"Tỉnh Quảng Trị mong muốn tổ chức lễ hội Vì Hòa bình 2024 là phù hợp với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối ngoại giao của Đảng, nhằm tôn vinh các giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp vì hòa bình của tỉnh Quảng Trị, của nhân dân Việt Nam đến các dân tộc yêu chuộng hòa bình thế giới, góp phần xây dựng nền hòa bình lâu dài, hướng đến phát triển bền vững"

NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị

Đài tưởng niệm tri ân tại di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Đài tưởng niệm tri ân tại di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, điểm nhấn của đêm khai mạc Chương trình Lễ hội Vì Hòa Bình đêm 6/7.

Cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, điểm nhấn của đêm khai mạc Chương trình Lễ hội Vì Hòa Bình đêm 6/7.

Đài tưởng niệm tri ân tại di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Đài tưởng niệm tri ân tại di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị.

Chương trình nghệ thuật Khát vọng hòa bình được tỉnh Quảng Trị tổ chức tri ân các thế hệ đã ngã xuống sự nghiệp đấu tranh vì nền độc lập, hòa bình của dân tộc.  

Chương trình nghệ thuật Khát vọng hòa bình được tỉnh Quảng Trị tổ chức tri ân các thế hệ đã ngã xuống sự nghiệp đấu tranh vì nền độc lập, hòa bình của dân tộc.  

Hoa đăng lung linh trên dòng sông Thạch Hãn.

Hoa đăng lung linh trên dòng sông Thạch Hãn.

NỘI HÀM CỦA LỄ HỘI PHONG PHÚ

Phóng viên: Xin ông khái quát những điểm nhấn về mục tiêu, ý nghĩa của lễ hội Vì Hòa bình?

Đồng chí Nguyễn Đăng Quang: Bám sát chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức nhiều hội thảo, làm việc tham vấn ý kiến các bộ, ngành, các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa; từ cuối năm 2023 Ủy ban nhân dân tỉnh đã hoàn thành Kế hoạch khung với các nội dung, chương trình trọng tâm chuẩn bị công tác tổ chức lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tiên tại Quảng Trị.  

Thời gian diễn ra lễ hội vào tháng 7, đây cũng là tháng tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Định kỳ tổ chức 2 năm một lần với không gian toàn tỉnh, các địa điểm chính gồm Cụm di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải; thành phố Đông Hà, Cửa Tùng, Cửa Việt, Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm liên quan; các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tặng quà các gia đình chính sách.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tặng quà các gia đình chính sách.

Lễ hội được tổ chức có quy mô quốc gia và quốc tế, nằm trong danh mục các lễ hội lớn của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nội hàm rất phong phú. Mục tiêu nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại. Tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc; tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra; bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước.

Mục tiêu nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại. Tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc; tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra; bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị NGUYỄN ĐĂNG QUANG

Các hoạt động trong khuôn khổ của lễ hội phải bám vào chủ đề vì hoà bình, tôn vinh giá trị của hoà bình, có sự quy tụ các giai tầng, các tôn giáo, người dân trong và ngoài nước tham gia. Lễ hội cũng nhằm xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa vì hòa bình, là biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên những mảnh đất từng bị hủy diệt do chiến tranh. Là nơi hội ngộ của bạn bè bốn phương; nơi họp mặt, chia sẻ của những thành phố, những dân tộc từng chịu chung số phận như Quảng Trị trên toàn thế giới như thành phố Rotterdam (Hà Lan); Dresden, Cologne, Berlin (Đức); London (Anh); Stalingrad (Nga); Hiroshima, Nagasaki (Nhật Bản). Kêu gọi đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình. Hội nhập, hợp tác cùng phát triển, xây đắp hòa bình, hữu nghị, thịnh vượng. 

Đây là một sự kiện văn hóa lớn nên yêu cầu cần được tổ chức với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phong phú, đặc sắc, đa dạng về nội dung, hấp dẫn về hình thức; phản ánh những nét văn hóa truyền thống và đương đại mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế với những đặc trưng riêng của Quảng Trị, tạo được thương hiệu thu hút các tầng lớp nhân dân và du khách trong và ngoài nước. Trên cơ sở khung chương trình hoạt động chung, căn cứ tình hình và điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch, kịch bản cụ thể các kỳ lễ hội cho phù hợp.

ĐIỂM CHẠM CẢM XÚC KẾT NỐI NHÂN VĂN

Phóng viên: Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị được những gì cho lễ hội quan trọng này, thưa ông?

Đồng chí Nguyễn Đăng Quang: Để chuẩn bị cho lễ hội Vì Hòa bình, tỉnh đã tổ chức đoàn công tác do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với các bộ, ban, ngành Trung ương và các đơn vị liên quan. Trên cơ sở Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch tổ chức lễ hội Vì Hòa bình năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập ban tổ chức lễ hội, thành lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị phối hợp chuẩn bị.

Sắp đến, Thường trực Tỉnh ủy sẽ làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương để báo cáo và xin ý kiến công tác tổ chức lễ hội quan trọng này. Theo Kế hoạch khung chương trình, lễ hội Vì Hòa Bình 2024 có chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”. Kịch bản khung chương trình gồm các điểm nhấn: Khai mạc lễ hội Vì Hòa bình diễn ra tối 6/7 có chủ đề “Gắn kết những nhịp thời gian” được tổ chức tại Cụm di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải ; Chương trình giao lưu âm nhạc có thông điệp “Giai điệu hòa bình” (phối hợp với gia đình cố nhạc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để tổ chức đêm nhạc Trịnh Công Sơn) tại thành phố Đông Hà vào đêm 8/7. Chương trình lễ hội “Văn hóa ẩm thực” tại Khu Dịch vụ-Du lịch Cửa Việt từ 12 đến 14/7. Chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào đêm 26/7 tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm liên quan có thông điệp tưởng niệm, tri ân. Cùng với các chương trình “đinh” này, trước khai mạc và xen kẽ thời gian của các sự kiện chính sẽ diễn ra nhiều chương trình hấp dẫn, ý nghĩa phong phú khác. Nét riêng, độc đáo của lễ hội này là không có chương trình bế mạc, bởi Hòa bình là luôn luôn mong muốn, khát vọng mãi trường tồn của nhân loại.

Biển Cửa Việt ở huyện Gio Linh, địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến với tỉnh Quảng Trị.

Biển Cửa Việt ở huyện Gio Linh, địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến với tỉnh Quảng Trị.

Bao quát toàn bộ nội dung sâu sắc của lễ hội là điểm chạm cảm xúc chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. Lễ hội không chỉ hướng đến những giá trị tốt đẹp trong đời sống, còn góp phần khơi gợi cảm hứng tự hào bước tiếp cho thế hệ hôm nay vững tin trên hành trình hội nhập và xây dựng đất nước phồn vinh, sự trường tồn của và độc lập toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Sợi chỉ đỏ của lễ hội chính là lòng yêu nước thiết tha nồng nàn của lớp lớp người con đất Việt xuyên suốt dòng lịch sử, khẳng định sức mạnh, ý chí tự cường, bất khuất nhưng đầy nhân văn của dân tộc Việt Nam. Qua đó chung tay kiến tạo hòa bình Việt Nam và thế giới bằng những hoạt động thiết thực để xây đắp nên những trân giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.

Nơi yên nghỉ của các liệt sĩ hương khói luôn ấm áp mãi với thời gian.

Nơi yên nghỉ của các liệt sĩ hương khói luôn ấm áp mãi với thời gian.

Hằng năm, tỉnh Quảng Trị tổ chức ngày hội “Thống nhất non sông” vào dịp 30/4 với khát vọng hòa bình bền vững.

Hằng năm, tỉnh Quảng Trị tổ chức ngày hội “Thống nhất non sông” vào dịp 30/4 với khát vọng hòa bình bền vững.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 là những công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ, thể hiện sự tri ân của Ðảng và Nhà nước và nhân dân đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã ngã xuống sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 là những công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ, thể hiện sự tri ân của Ðảng và Nhà nước và nhân dân đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã ngã xuống sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 là những công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ, thể hiện sự tri ân của Ðảng và Nhà nước và nhân dân đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã ngã xuống sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 là những công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ, thể hiện sự tri ân của Ðảng và Nhà nước và nhân dân đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã ngã xuống sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước.

Ngày hội đua thuyền trên sông Bến Hải thu hút nhiều du khách.

Ngày hội đua thuyền trên sông Bến Hải thu hút nhiều du khách.

Ngày ngày, từng dòng người đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Ngày ngày, từng dòng người đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

KHÔNG CHỈ YÊU QUẢNG TRỊ LẦN ĐẦU, MÀ CÒN YÊU CẢ NHỮNG LẦN SAU

Phóng viên: Thưa ông, ngoài những giá trị nhân văn sâu sắc, tỉnh Quảng Trị kỳ vọng gì về “quả ngọt” mà lễ hội “gieo trồng” cho ngành du lịch có cơ hội bứt phá?

Đồng chí Nguyễn Đăng Quang: Ngoài chủ đề xuyên suốt và nội hàm phong phú như trên, lễ hội còn là dịp để giới thiệu, quảng bá mảnh đất, con người Quảng Trị, là điểm đến hấp dẫn, nơi hội tụ của du khách và bạn bè quốc tế, qua đó kích cầu du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Kết thúc hai cuộc kháng chiến vì nền độc lập, hòa bình của dân tộc Việt Nam, Quảng Trị có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa các cấp đã được quy hoạch, bảo tồn, phát triển với nhiều địa danh là điểm đến nổi tiếng như Đường 9, Khe Sanh, Hiền Lương, Bến Hải, Vịnh Mốc, Tà Cơn, Dốc Miếu, Cồn Tiên, Hàng rào điện tử Mc Namara, Thành Cổ Quảng Trị…

Điểm đặc biệt của Quảng Trị là bị chiến tranh tàn phá nặng nề và hậu quả để lại lâu dài. Cùng với việc tỉnh Quảng Trị chủ động khắc phục hậu quả chiến tranh, mấy chục năm qua các tổ chức quốc tế đã vận động viện trợ nhiều dự án cho tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã có quan hệ hợp tác với trên 60 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong 3 năm (2020-2023), tỉnh và các đối tác đã vận động được hơn 91 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại. Chỉ riêng Tổ chức MAG trong 25 năm hoạt động tại Quảng Trị, đã hoàn thành việc rà phá gần 180 triệu m2 đất, phát hiện, hủy nổ thành công trên 230.000 vật nổ các loại, góp phần mang lại cuộc sống an toàn cho gần 700 nghìn người dân. Cùng với các tổ chức hành động bom mìn khác, MAG đã góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu tai nạn bom mìn, mang lại sự an toàn cho mảnh đất, con người Quảng Trị.

Các tổ chức quốc tế hỗ trợ Quảng Trị rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại.

Các tổ chức quốc tế hỗ trợ Quảng Trị rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại.

Quảng Trị cũng như các tỉnh, thành khác mong muốn phát triển dựa trên hai trong nhiều trụ cột quan trọng là kinh tế, văn hóa. Đối với kinh tế, với những trải nghiệm, thử thách, đổi mới để phát triển, tỉnh Quảng Trị đã xác định rõ hơn hướng đột phá trong phát triển là các dự án động lực như sân bay, cảng biển, cửa khẩu, năng lượng, khai thác lợi thế hành lang kinh tế đông tây, thương mại, dịch vụ-du lịch, nông nghiệp sạch, công nghệ cao...Dù có nhiều cố gắng nhưng Quảng Trị cũng chưa thể vượt trội các tỉnh, thành về kinh tế vì tỉnh không nằm trong vùng động lực, cực phát triển của đất nước.

Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu chiến lược phấn đấu đến năm 2025 Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao và đến năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, thì văn hóa Quảng Trị phải phát triển hơn nữa, tạo động lực cho kinh tế tăng tốc. Với mảnh đất, con người và danh tiếng Quảng Trị vang vọng trong dòng lịch sử không chỉ trong nước, mà cả thế giới biết đến, rõ ràng văn hóa Quảng Trị có nét đặc thù, vượt trội.

Thời gian qua tỉnh Quảng Trị có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển văn hóa, du lịch và ngành du lịch đã có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn nhận ngoài những tour, tuyến đang khai thác, thì du lịch Quảng Trị vẫn thiếu những sản phẩm mới xứng tầm với di sản cha ông để lại, có vị thế cạnh tranh sòng phẳng trong khu vực.

Vì vậy, với lễ hội Vì Hòa bình 2024, tỉnh kỳ vọng là sản phẩm du lịch hoàn toàn mới của Việt Nam, là cái riêng, độc đáo của tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở tổ chức lễ hội một phần từ nguồn kinh phí ngân sách, tỉnh tích cực kêu gọi hỗ trợ từ nguồn lực xã hội. Tăng cường công tác vận động, xúc tiến, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực du lịch đề xuất các dự án đầu tư khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Trị.

Ngày nay vai trò của du lịch trong lễ hội ngày càng khẳng định rõ nét đối với phát triển kinh tế, xã hội nên địa phương nào cũng ưu tiên và tập trung tổ chức lễ hội. Điều đó sẽ tạo ra tính cạnh tranh trong việc thu hút khách và doanh thu của điểm đến. Lễ Hội Vì Hòa bình là một cơ hội lớn cho du lịch Quảng Trị phát triển. Nhiều dòng khách khác nhau sẽ có mối quan tâm khác nhau đến lễ hội này. Du khách trong và ngoài nước sẽ có thêm nhiều lý do để đến với Quảng Trị. Tỉnh đang cố gắng tổ chức lễ hội thật tốt để du khách không chỉ yêu Quảng Trị lần đầu mà còn yêu cả những lần sau.

Thành phố Đông Hà, nơi diễn ra nhiều sự kiện của Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.

Thành phố Đông Hà, nơi diễn ra nhiều sự kiện của Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.

Cơ hội luôn đi kèm thách thức. Để lễ hội Vì Hòa Bình diễn ra hiệu quả, Quảng Trị đang khẩn trương chuẩn bị chu đáo, cẩn thận từng nội dung công việc; khơi dậy sự tham gia của toàn xã hội; đóng góp, vai trò, trách nhiệm của mọi người để lễ hội thực sự được lan tỏa tích cực mọi mặt, góp phần thúc đẩy Quảng Trị phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.

Kỳ vọng du khách cả nước về với Quảng Trị trong niềm cảm khái xúc động trước những thành quả bất diệt của hòa bình. Lễ hội Vì Hòa bình được mở ra để chứng kiến mỗi tấc đất, ngọn núi, dòng sông thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu gìn giữ của cả nước để vườn hoa hòa bình trên đất Quảng Trị nở muôn triệu đóa hoa, cùng nhân loại đấu tranh gìn giữ hòa bình, thịnh vượng.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Item 1 of 3

Thành Cổ Quảng Trị ở thị xã Quảng Trị nhìn từ trên cao, phía trước là sông Thạch Hãn.

Thành Cổ Quảng Trị ở thị xã Quảng Trị nhìn từ trên cao, phía trước là sông Thạch Hãn.

Bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn, một trong các điểm tổ chức của Chương trình “Ước nguyện hòa bình” đêm 26/7.

Bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn, một trong các điểm tổ chức của Chương trình “Ước nguyện hòa bình” đêm 26/7.

Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị lung linh về đêm đón du khách.

Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị lung linh về đêm đón du khách.

Ngày xuất bản: 24/3/2024
Nội dung: Lâm Quang Huy
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: Lâm Quang Huy, IPA Quảng Trị